Tài chính 24h: FinTech - kẻ phá bĩnh hay 'cánh tay' của ngân hàng?

Vẫn còn một bộ phận lớn khách hàng, có thể chiếm tới 70-80% dân số tại các quốc gia mới phát triển nằm ngoài vùng phủ sóng của ngân hàng. Đây là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hợp tác lấp chỗ trống hoặc thay thế ngân hàng phục vụ đối tượng này.

“Kẻ phá bĩnh” hay cánh tay nối dài của các ngân hàng?

FinTech là một thuật ngữ dùng để miêu tả các công ty ứng dụng công nghệ tân tiến vào ngành Dịch vụ Tài chính. Lợi thế của các công ty Fintech nằm ở việc áp dụng công nghệ để đổi mới, hiện đại hóa các kênh bán hàng và gia tăng sự thuận tiện, khả năng tiếp cận dịch vụ cũng như tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh phù hợp hơn cho khách hàng...

Hiện tại các công ty FinTech chỉ cung cấp phần mềm thanh toán và một số các hoạt động cho vay giới hạn, họ đang được dự báo sẽ trở thành một mối đe dọa cho các ngân hàng và thậm chí là các công ty tài chính tiêu dùng.

Bằng việc tận dụng các lợi thế cạnh tranh như mạng lưới dày đặc và cơ sở dữ liệu khách hàng rộng lớn, các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán như MoMo, Payoo hay BankPlus có rất nhiều động lực để gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng không nắm bắt được công nghệ tiên tiến rất có thể sẽ tụt lại phía sau trong vài năm tới. ( Xem tiếp)

Oan cho cơ chế đổi nợ xấu thành vốn góp

Sau khi công bố dự thảo trên, một số thông tin bình luận cho rằng, đây là cơ chế, nếu ban hành, các ngân hàng thương mại có thể tranh thủ để “làm đẹp” sổ sách, “xóa” bớt nợ xấu bằng cách chuyển sang dạng vốn đầu tư, cổ phần tại doanh nghiệp.

Trước thông tin này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần hiểu cụ thể hơn thông tin các điều kiện đề cập trong dự thảo.

Mặt khác, cơ chế cho phép hoán đổi nợ thành vốn góp đã có từ 1/9/2015, theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Dự thảo thông tư trên chỉ là bước quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, liên quan đến hoạt động góp vốn, đầu tư của các tổ chức tín dụng, chứ không phải là một cơ chế hoàn toàn mới do Ngân hàng Nhà nước định ra. (Xem tiếp)

Thêm ngân hàng lớn giảm lãi suất cho vay

Cụ thể, BIDV sẽ áp dụng lãi suất tối đa 6%//năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định củaNHNN, gồm: (i) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; (ii) Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; (iii) Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iv) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; (v) Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Mức lãi suất giảm tương ứng là 1,0%/năm so với mặt bằng hiện nay. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-fintech-ke-pha-binh-hay-canh-tay-cua-ngan-hang-2095440.html