Mua nhà trên giấy - 'Chọn mặt gửi vàng'

Thị trường bất động sản 'đóng băng', nhiều dự án 'đắp chiếu' không rõ thời gian thi công trở lại, xuất hiện tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà với phần lớn thiệt hại thuộc về khách hàng… tất cả đã làm dấy lên lo ngại đối với việc mua nhà ở hình thành trong tương lai. Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với TS Lưu Quốc Thái, Khoa Luật thương mại, Trường đại học Luật TP. HCM, về vấn đề này.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Thông tư 11/2022/TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1-4 vừa qua có quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người mua nhà trước những dự án 'ảo'. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm khắc phục các bất cập trong hoạt động bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Số tiền bảo lãnh tối đa một dự án nhà ở hình thành trong tương lai bằng tổng số tiền chủ đầu tư ứng trước bên mua

Thông tư 11 về bảo lãnh ngân hàng có một số nội dung thay đổi so với các văn bản cũ là Thông tư 07/2015/TT-NHNN và Thông tư 13/2017/TT-NHNN...

Sửa đổi một số nội dung về bảo lãnh ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Hoàn thiện chế định bảo lãnh ngân hàng đối với dự án bất động sản

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) ở nước ta đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó phải kể đến hoạt động mua bán BĐS hình thành trong tương lai, mặc dù trong thời gian qua nhiều văn bản pháp lý liên quan đã được ban hành nhằm điều chỉnh vấn đề này.Cũng có những chủ đầu tư chủ trương đối phó, làm việc với ngân hàng để phát hành các văn bản với các tên gọi như văn bản đồng ý về mặt chủ trương sẽ cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng bảo lãnh nguyên tắc. Tuy nhiên, các văn bản này thực tế không có giá trị pháp lý.