Kiên quyết khắc phục tình trạng 'nợ' ban hành văn bản quy định chi tiết luật

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã thay mặt Chính phủ báo cáo tình hình tổ chức triển khai 34 luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước kỳ họp thứ 5, cũng như việc chuẩn bị triển khai các luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 5. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng trình bày Báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kiên quyết khắc phục tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết.

Khó nhất của Quy hoạch tổng thể quốc gia là phạm vi và ranh giới

Cho ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu nhận định, đây là vấn đề mới, nội dung khó, phạm vi rộng chưa có tiền lệ, nhưng Chính phủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, toàn diện. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng cần điều chỉnh, Chính phủ cần tiếp thu để hoàn thiện thêm.

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội sẽ quyết định 5 nội dung quan trọng

Tiếp tục phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Xây dựng đề án Quốc hội điện tử đồng bộ với Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Sáng 19/10, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiện đề án Quốc hội điện tử họp phiên đầu tiên, công bố Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, ban hành kế hoạch và quy chế hoạt động. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì buổi làm việc.

Kết quả thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù nếu tốt thì cần nhân rộng

Tiếp tục Phiên họp thứ 16, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, UBTVQH cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh và báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP.Hà Nội.

TPHCM sẽ thực hiện Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố thêm một năm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến hết 31/12/2023.

Làm rõ kết quả triển khai các chính sách đặc cách, đặc thù phòng chống dịch

Chiều 10/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30 Quốc hội khóa XV. Qua thảo luận các ý kiến đề nghị Báo cáo cần nhấn mạnh hơn nữa đến tầm quan trọng, tính kịp thời của việc ban hành Nghị quyết 30 trong bối cảnh cấp bách.

Học phí đại học tăng cao, trăn trở về chất lượng đào tạo có tương xứng

Vừa qua, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí mới cho năm học 2022-2023 theo Nghị định 81 của Chính phủ, nhiều ngành tăng học phí kịch trần. Học phí đại học những năm qua nhất là với các trường đại học tự chủ thường có mức học phí cao chót vót. Tuy nhiên, mức thu đã tương xứng với chất lượng hay chưa vẫn là câu hỏi còn nhiều trăn trở.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc cử tri tại Thái Bình

Sáng 28/9, tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh thực hiện tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.

Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đang chững lại

Sáng 23/9, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về 'Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025'

Đảm bảo tính khả thi cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự

Cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Phòng thủ dân sự, chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thiết kế cơ cấu của Cơ quan chỉ đạo Phòng thủ dân sự theo hướng: vừa tổ chức Ban chỉ đạo chung, vừa giữ lại các Ban chỉ đạo, chỉ huy chuyên ngành. Ban chỉ đạo chung không làm thay nhiệm vụ các Ban chỉ huy, chỉ đạo nhánh.

Phân loại cấp độ phòng thủ dân sự cần theo lãnh thổ và mức độ nguy hại của thảm họa sự cố

Cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hồ sơ dự án Luật bảo đảm bước đầu để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4. Tuy nhiên, đây là luật mới, khó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo trên nguyên tắc: Không nhắc lại các quy định trong các luật khác, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Xem xét thẩm quyền thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) của Ủy ban Xã hội cho thấy, dự thảo luật dự kiến quy định giao Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Phải có lực lượng bảo vệ an toàn cho cán bộ y tế

Qua đợt chống dịch vừa rồi đã cho thấy những sự hy sinh rất lớn của đội ngũ cán bộ y tế; Không chỉ là đối diện với những nguy hiểm của dịch bệnh mà họ còn đối mặt với nhiều nguy cơ xâm hại khác trong quá trình công tác.

Vị thành niên 15 -18 tuổi có thể giữ quyền sáng lập và quản lý tổ hợp tác

Thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đưa mô hình Tổ hợp tác vào dự án Luật. Nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng đề nghị làm rõ những quy định được nêu trong dự án Luật.

Lịch tiếp dân dán trong cơ quan, nhưng bảo vệ gác bên ngoài ai đến được?

Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 - 1/7/2021'. Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định việc lãnh đạo 'ngại tiếp dân là có', trong khi đó, có nhiều khó khăn để người dân đến các buổi tiếp dân của lãnh đạo.