Vực dậy các công ty lâm nghiệp

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (Nghị quyết số 30), mặc dù đã được duy trì, củng cố và phát triển nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 công ty lâm nghiệp trên địa bàn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn thua lỗ, nếu lợi nhuận thì cũng rất thấp.

Quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường - Kỳ II: Cần những giải pháp đồng bộ

Tại cuộc làm việc với tỉnh Sơn La đầu tháng 4/2024, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đất có nguồn gốc nông, lâm trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tỉnh Sơn La đẩy nhanh tiến độ lập phương án sử dụng đất. Bởi có hoàn thành bước này, mới xác định vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; trong đó, làm rõ diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư đang tranh chấp.

Bảo vệ gắn với phát triển rừng hiệu quả tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh

Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Lang Chánh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 10.292,14ha rừng, trong đó có 8.343,25ha rừng tự nhiên. Hầu hết diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồi núi cao, địa hình bị chia cắt, đường giao thông xuống cấp, công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR) gặp nhiều khó khăn.

Bảo vệ, quản lý bền vững rừng vùng biên Quan Sơn

Lên Quan Sơn trong những ngày khô hanh, chúng tôi được cán bộ, công nhân Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Quan Sơn hướng dẫn đi thăm những cánh rừng trồng như quế, lát, luồng, vầu, keo,...và rừng tự nhiên xanh ngút ngàn.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Đến tháng 2-2023, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.250,4 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 9.452,64 ha rừng phòng hộ trên địa bàn 12 xã thuộc các huyện Như Thanh, Nông Cống, Như Xuân. Diện tích rừng quản lý trên địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng rừng giáp ranh với các địa phương khác, một bộ phận người dân đời sống còn khó khăn thường khai thác rừng trái phép... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR). Vào mùa nắng nóng, khô hanh tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.

Đồng Nai: Giao khoán đất trồng rừng, có được cấp quyền sử dụng đất?

Liên quan vụ án hình sự vi phạm đốn hạ rừng phòng hộ Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa khởi tố, có thể nói nguyên nhân cơ bản từ việc các hộ dân đã vượt quá giới hạn quyền và trách nhiệm trong chính sách nhận khoán trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.

Từ 1-1-2023: Thực hiện quy định mới nhất về xuất trình hộ khẩu giấy

Nghị định 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21-12 đã sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Vụ Tây Ninh thu hồi đất nông trường trước hạn: Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân

Nhiều người dân bị thu hồi đất trước thời hạn ở Nông trường cao su Bời Lời (thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) mong muốn tỉnh cùng cơ quan chức năng có phương án giải quyết thỏa đáng cho người dân như chính sách bồi thường, hay cho trồng cây ngắn ngày để có thêm thu nhập.

Tìm giải pháp quản lý tốt rừng giao khoán

Để phát triển, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng, giữ ổn định diện tích rừng…, những năm qua, Đồng Nai đã thực hiện giải pháp khoán rừng, đất lâm nghiệp và diện tích mặt nước, đặc biệt là diện tích rừng trồng và đất chưa thành rừng quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp tại các địa phương trong tỉnh.