Tủa Chùa: Biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển du lịch

Tủa Chùa là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, nằm cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130km. Nơi đây có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi có độ dốc lớn nên giao thông khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Cầu treo vắt ngang dòng sông xanh biếc, cảnh đẹp như tranh ở Điện Biên

Dù việc di chuyển tới đây không thuận tiện, du khách phải vượt qua những cung đường nhiều sỏi đá, quanh co nhưng khung cảnh chiếc cầu treo nổi bật vắt ngang dòng sông xanh biếc, đẹp như tranh khiến ai cũng thấy xứng đáng để trải nghiệm.

Khám phá rẻo cao Tủa Chùa

Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, khiến người ta liên tưởng đến sự khắc nghiệt và cằn cỗi. Song miền đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, Tủa Chùa còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu. Những năm gần đây, huyện Tủa Chùa đã triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực để khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Tủa Chùa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá của du khách khi đến Ðiện Biên.

Đông đảo du khách trải nghiệm Lễ hội hoa Anh đào Điện Biên Phủ 2024

Trong khuôn khổ Lễ hội hoa Anh đào Điện Biên Phủ năm 2024, hôm nay 13/1, tại đảo Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia

Ðặc sản gà đen Tủa Chùa

ĐBP - Đến với cao nguyên đá Tủa Chùa, chúng ta không chỉ được trải nghiệm, chiêm ngưỡng những di sản văn hóa đặc sắc mà còn được khám phá các món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây. Cùng với rượu Mông Pê, dê núi đá, cá sông Đà, còn có một giống gà đặc sản mà không vùng đất nào có được, đó là gà đen của đồng bào dân tộc Mông. Gà đen nổi tiếng thơm ngon, thịt chắc, ai đã ăn thử một lần sẽ nhớ mãi.

Tủa Chùa - Điểm trải nghiệm thú vị cho du khách

Có lẽ trên dải đất mênh mang nghìn trùng Điện Biên, không vùng đất nào chứa đựng những nét đặc sắc mang đậm vẻ đẹp đặc trưng Tây Bắc như Tủa Chùa, nơi không chỉ được biết đến với nhiều đặc sản nức tiếng như rượu Mông Pê, chè Tuyết Shan, gà đen… mà còn hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách ưa trải nghiệm.

Hiệu quả nghị quyết phát triển du lịch ở Tủa Chùa

ĐBP - Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/HU ngày 15/6/2018 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay du lịch Tủa Chùa đã đạt được những kết quả bước đầu.

Nồng nàn chợ phiên Tả Sìn Thàng

ĐBP - Cách thị trấn Tủa Chùa 42km, chợ phiên Tả Sìn Thàng được tổ chức 6 ngày 1 phiên, vào ngày Ngọ (con ngựa) và ngày Tí (con Chuột) họp tại trung tâm xã Tả Sìn Thàng. Điểm độc đáo của chợ phiên Tả Sìn Thàng so với nhiều phiên chợ vùng cao ở Tây Bắc là họp lùi ngày. Nếu tuần này chợ họp ngày thứ 6 thì tuần sau sẽ họp vào ngày thứ 5 và cứ thế tuần tự. Đến ngày chợ họp thì không kể già trẻ, gái trai đều cố gắng có mặt. Mỗi phiên chợ không chỉ đơn thuần là mua bán, trao đổi hàng hóa mà được bà con các dân tộc xem là dịp giao lưu, gặp gỡ.

Cần một 'thương hiệu' chính danh

ĐBP - Trong mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện Tủa Chùa lần thứ XVIII xác định: 'Ðẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương…'. Có thể thấy, phát triển nông, lâm, thủy sản vẫn là hướng đi được ưu tiên hàng đầu ở nơi đây. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện tại, chặng đường phía trước của nông nghiệp Tủa Chùa sẽ gặp không ít khó khăn…

Ðổi thay huyện vùng cao Tủa Chùa

ĐBP - So với khoảng 5 năm trước, huyện Tủa Chùa bây giờ có sự thay đổi mạnh mẽ. Ðời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; các công trình: Ðiện, đường, trường, trạm, chợ… được đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ nhu cầu của người dân; thị trấn được công nhận đô thị loại V; xã Mường Báng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.