Chiến khu Ba Lòng - địa chỉ đỏ trong lòng dân

Chiến khu xưa Ba Lòng, nay thuộc xã Ba Lòng, huyện Đakrông thường xuyên đón các cựu chiến binh về tri ân đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất này và tìm gặp lại người dân từng che chở, nuôi giấu bộ đội đánh giặc. Đây cũng là địa chỉ đỏ để người dân đến tưởng niệm, ôn lại truyền thống hào hùng của cha anh đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngày 6/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49 công nhận Ba Lòng là xã An toàn khu của Trung ương đặt tại tỉnh Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Nhiều luận chứng, luận cứ khoa học và tư liệu quý làm sáng tỏ về vai trò lịch sử của chiến khu Ba Lòng

Sáng nay 30/1, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức hội thảo khoa học: Từ chiến khu Ba Lòng năm 1947 đến chiến thắng Ba Lòng năm 1964.

Ngược rừng lần theo dấu vết 'lâm tặc'

Tròn 20 năm viết báo ở dải đất miền Trung (nhiều nhất ở Quảng Trị), với tôi kỷ niệm vui thật nhiều và buồn không phải là ít. Trong đó phải kể tới những chuyến ngược rừng, hoặc một mình với chỉ người dẫn đường, hoặc cùng với cả đồng nghiệp, 'nín thở' lần theo dấu vết 'lâm tặc' để phản ánh tình trạng rừng đại ngàn ở đây bị chặt phá.

Ngân hàng Quảng Trị 72 năm xây dựng và trưởng thành

Cách đây 72 năm, ngày 6/5/1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp nói chung và của nền tiền tệ - tín dụng nước nhà nói riêng. Từ một nước thuộc địa không có chủ quyền về tiền tệ, ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, bằng ý chí và sáng tạo của mình, dựa vào lòng yêu nước của Nhân dân, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng bước thiết lập được một nền tiền tệ, ngân hàng độc lập với những bước đi phù hợp và đầy sáng tạo. Tháng 12/1945, chính quyền cách mạng đã phát hành đồng bạc Việt Nam đầu tiên được Nhân dân hết sức hoan nghênh, hưởng ứng và gọi là 'Tờ giấy bạc Cụ Hồ'. Sự ra đời của đồng tiền cách mạng đã góp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh tiền tệ với địch, phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định giá cả, đồng thời đảm bảo chi tiêu ngân sách của chính quyền cách mạng.

Viết tiếp trang sử mới trên vùng đất chiến khu

Những ngày này, dọc các tuyến đường vào xã Ba Lòng, huyện Đakrông đều rợp cờ đỏ sao vàng, người dân vùng chiến khu vẫn chưa nguôi cảm xúc tự hào, hãnh diện khi tham dự lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xã Ba Lòng là xã An toàn khu vào ngày 21/4. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Quảng Trị nói chung, xã Ba Lòng nói riêng trên con đường xây dựng, phát triển trong thời kỳ đổi mới.

Ba Lòng của tỉnh Quảng Trị được công nhận xã an toàn khu

Ngày 21/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ba Lòng là xã an toàn khu. Đây là xã an toàn khu đầu tiên của mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Công nhận Ba Lòng là xã an toàn khu của Trung ương đặt tại Quảng Trị

Ngày 21/4, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ba Lòng là xã an toàn khu của Trung ương, đặt tại tỉnh Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đề nghị công nhận xã Ba Lòng, huyện Đakrông là xã An toàn khu

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu lập lý lịch xã An toàn khu Ba Lòng, huyện Đakrông và đối chiếu với các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/7, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, công nhận xã Ba Lòng là xã An toàn khu.

Sự tích miếu Cây Trai

Trải qua hàng thế kỷ đấu tranh sinh tồn, trong một cảnh quan nhiều khi khắc nghiệt, các dân tộc ít người trong đó có đồng bào Vân Kiều của xã miền núi Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh tự tạo lấy một nền văn hóa thích ứng với môi trường sống, mức sống và lối sống của mình. Trong đó các lực lượng thiên nhiên và những người có công bảo vệ đem lại quyền lợi, niềm tự hào cho cộng đồng được họ ý niệm là thần. Có nhiều người như những nhân chứng đã nói cho tôi biết những việc làm ấm áp nghĩa tình của đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Hà, của cán bộ công nhân Công ty lâm nghiệp Bến Hải đối với những người đã ngã xuống vì sự bình yên của cuộc sống, vì sự tồn vong của rừng có liên quan đến sự tích miếu Cây Trai.