CÔNG TÁC GIẢI TRÌNH ĐI VÀO NỀN NẾP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả, tạo sự đồng bộ, thống nhất, đưa công tác giải trình đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã đề xuất một số giải pháp thiết thực, trong đó nhấn mạnh cần quán triệt sâu rộng tinh thần và nội dung của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15, coi trọng chức năng giám sát và xây dựng thể chế, cơ chế phù hợp; đồng thời thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương thức tổ chức, điều hành phiên giải trình, đảm bảo dân chủ, khoa học, bám sát nội dung liên quan đến vấn đề đưa ra giải trình.

TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Hiện nay, quy định của pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan này có thể triển khai các hình thức giám sát khác nhau. Để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giám sát của Hội đồng nhân dân, TS.Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, không chỉ cần đổi mới từng hình thức giám sát mà còn cần tăng cường các yếu tố bảo đảm, yếu tố con người, truyền thông cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong quá trình giám sát.

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI (PHẦN 2): GIÁM SÁT CỦA UBTVQH, HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐBQH VÀ ĐBQH

Tiếp tục nội dung giới thiệu về các hoạt động Giám sát của Quốc hội, trong phần 2, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu khái quát về hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT TỐI CAO THÔNG QUA PHƯƠNG THỨC XEM XÉT BÁO CÁO TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP

Xem xét báo cáo trình Quốc hội là một trong những phương thức giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc Quốc hội xem xét báo cáo của các cơ quan thuộc đối tượng giám sát tối cao được pháp luật quy định chặt chẽ, đảm bảo bao quát toàn diện các lĩnh vực hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước và ngày càng được triển khai hiệu quả trên thực tế.

ĐỀ XUẤT GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA

Đóng góp ý kiến vào triển khai thực hiện giám sát chuyên đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội nêu quan điểm: Đoàn giám sát nên chú ý hơn đến việc xem xét, giám sát việc hoàn thiện và thực hiện luật pháp liên quan như quy trình biên soạn, thẩm định cho đến khi xuất bản sách giáo khoa có phù hợp với quy trình biên soạn sách giáo khoa chung theo kinh nghiệm của thế giới không.