Sức mạnh đáng nể của súng trường tiêu chuẩn Nga AK-12

AK-12 là phiên bản súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nga thay thế cho dòng súng AK-74 đã dần dần bị lỗi thời. Súng được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vượt trội.

Khối quân sự Bắc đại Tây dương (NATO) do Mỹ cầm đầu luôn là đối trọng quân sự hàng đầu của Nga.

Nếu NATO cho ra đời những loại vũ khí mới, có khả năng ưu việt thì ngay lập tức Nga sẽ cho ra các loại vũ khí mới có thể áp chế hoặc là các loại vũ khí ít nhất cũng phải có tính năng tương đương với loại vũ khí mới của NATO.

Trong lĩnh vực súng trường cũng vậy, khi NATO vừa cho ra mắt phiên bản súng trường tiêu chuẩn mang tên FN Scar khá hiện đại thì ngay lập tức Nga cũng phát triển thành công súng trường AK-12 không thua kém gì FN Scar.

Cận cảnh súng trường AK-12 của quân đội Nga.

Súng Avtomat Kalashnikova, được gọi tắt là súng AK được đánh giá là súng trường nổi tiếng nhất hiện nay.

Từ khi ra đời vào những năm thế chiến thứ 2 đến nay, súng trường AK đã có tất cả 18 phiên bản khác nhau.

Các chuyên gia vũ khí của Nga thường xuyên nâng cấp cũng như cải tiến AK để đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ mới của quân đội trong từng giai đoạn.

Phiên bản hiện đại nhất, mới nhất của AK hiện bắt đầu được trang bị hàng loạt cho quân đội Nga mang tên là AK-12.

Theo các quan chức quân đội Nga thì AK-12 sẽ là phiên bản súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nga trong những năm gần đây.

Theo một số nguồn tin, phiên bản AK-12 bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo từ sau khi Bộ trưởng tình trạng khẩn cấp Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu (nay là Bộ trưởng Quốc phòng Nga) và Ngoại trưởng Nga Sergey Larov đến thăm nhà máy sản xuất súng trường tấn công Izhmash và thị sát dây chuyền sản xuất súng trường AK vào năm 2010.

Sau 3 năm miệt mài làm việc của các chuyên gia và kỹ sư vũ khí hàng đầu về súng bộ binh của Nga đã cho ra đời phiên bản thử nghiệm AK-12 vào giữa năm 2013. Sau đó hàng loạt các cuộc thử nghiệm đã diễn ra.

Vào năm 2013 phiên bản AK-12 đã trải qua các cuộc thử nghiệm gắt gao và thu được kết quả ngoài mong đợi.

Cụ thể là súng AK-12 đã được thử nghiệm trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt (nhiệt độ lạnh -5 độ C, và nhiệt độ cao 50 độ C). Ngoài ra AK-12 cũng được thử nghiệm trong môi trường sa mạc, nhiều cát bụi.

Kết quả các cuộc thử nghiệm cho thấy AK-12 hoạt động khá tốt, không có dấu hiệu bị kẹt đạn, kẹt nòng, đặc biệt là phạm vi sát thương vẫn đảm bảo và đạt kết quả xuất sắc.

Chính vì những kết quả thử nghiệm qua ưu việt nên Bộ quốc phòng Nga đã quyết định sản xuất hàng loạt AK-12 để trang bị chính thức cho quân đội từ năm 2014.

Sức mạnh đáng nể

Súng trường AK-12 được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn hẳn những phiên bản súng AK trước đây.

Một trong những công nghệ mới đó là công nghệ vật liệu. Mặc dù Nga có nền công nghiệp sản xuất vũ khí khá hiện đại, nhưng về lĩnh vực áp dụng các vật liệu mới thì không được thực sự như mong đợi.

Vì lẽ đó nên trong những năm trở lại đây, quân đội Nga đặc biệt quan tâm để phát triển lĩnh vực mới mẻ này. Chính vì thế AK-12 được trang bị các vật liệu composite và hợp kim nhẹ có khả năng bền bỉ, ít bị hư hỏng, tăng thời giản sử dụng, đặc biệt là ít phải bảo trì bảo dưỡng khi tác chiến liên tục.

Ngoài ra các vật liệu mới cũng giúp súng giảm khả năng bị bám bụi, đây là một trong những vấn đề khá nan giải đối với súng trường khi phải hoạt động trong các môi trường bụi bặm.

Mà trong chiến tranh thì việc phải tác chiến trong các điều kiện nhiều bụi là rất thường xuyên xảy ra. Không phải riêng Nga mà đa số các súng trường trên thế giới đều gặp phải vấn đề này.

Bụi sẽ rất dễ làm kẹt đạn, dắt nòng. Trở ngại này đã được AK-12 khắc phục một cách khá hoàn hảo.

Súng trường AK-12 vẫn sử dụng loại đạn tiêu chuẩn của Nga là 5.45 x 39mm. Nga vẫn muốn sử dụng loại đạn này trong tất cả các dòng súng trường để dễ dàng sử dụng cho các lực lượng trong quân đội.

Súng trường AK-12 sử dụng băng đạn 35 viên và chúng có cơ chế bắn theo từng viên hoặc loạt 3 viên liên tiếp tùy từng mục tiêu cụ thể.

Ví dụ như khi cận chiến ( phạm vi gần với địch) thì sẽ bắn loạt, còn khi mục tiêu ở xa thì sẽ bắn viên một. Một điểm khá nối bật nữa của dòng súng trường AK-12 đó là nòng súng của nó có độ xoắn cao nên súng được trang bị một bộ phận hoàn toàn mới là rãnh hãm của nòng để tăng tốc cho đầu đạn (Sơ tốc đầu đạn của AK-12 vào khoảng 890m/s).

Hiện nay trên thế giới chỉ có loại súng trường FN Scar của NATO có sơ tốc đầu đạn tương đương với AK-12. Với tốc độ đầu đạn lớn như vậy sẽ làm tăng đáng kể khả năng đâm xuyên, các mục tiêu kể cả được trang bị loại áo chống đạn thông thường mà trong phạm vi dưới 100 mét vẫn bị AK-12 tiêu diệt dễ dàng.

Hình ảnh binh lính Nga bắn thử nghiệm AK-12.

Súng trường AK-12 có rãnh ngắm đa năng và có thể thay thế bằng các loại kính ngắm quang học hoặc kính ngắm điện tử để có thể giúp người lính tác chiến hiệu quả trong điều kiện ban đêm, sương mù.

Ngoài ra, AK-12 còn được trang bị những thiết bị dành riêng cho các lực lượng đặc nhiệm, đòi hỏi độ cơ động và đánh địch chợp nhoáng thì báng súng AK-12 có thể thay đổi chiều dài bằng cách rút gọn lại, thay vì kiểu báng gấp như AKS-74 hay AK-101A phiên bản sử dụng cho Thủy quân lục chiến và Hải quân đánh bộ Nga.

Khóa nòng của AK-12 được thiết kế theo kiểu khóa nòng thông minh, giảm thiểu tối đa khả trường hợp súng bị cướp cò ( khi xạ thử chưa bóp cò, súng đã nhả đạn).

Cũng giống như các phiên bản súng trường AK trước đây, ngay sau khi được thử nghiệm thành công và bắt đầu được sản xuất hàng loạt thì ngoài việc trang bị cho lực lượng quân đội trong nước thì Nga cũng bắt đầu đi chào hàng loại súng AK-12 đối với các bạn hàng truyền thống ở Nam Mỹ, châu Phi hay châu Á.

Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, hiện đã có rất nhiều quân đội các nước quan tâm đến phiên bản súng trường hiện đại AK-12. Các hợp đồng đã ký lên đến 2 triệu khẩu và trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng.

Tính đến thời điểm này, lực lượng bộ binh Nga là những người được sử dụng AK-12 đầu tiên sau khi được nhận lô hàng mới xuất xưởng vào đầu năm nay.

Tiến Phương

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/suc-manh-dang-ne-cua-sung-truong-tieu-chuan-nga-ak-12-a313717.html