Sự nguy hiểm của 'Giao Long' trên Biển Đông

Theo Tân Hoa xã, ngày 23/7, Trung Quốc đã hoàn tất chế tạo chiếc thủy phi cơ AG600 đầu tiên tại nhà máy ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Theo giới thiệu của Hoàng Lĩnh Tài – kỹ sư trưởng phát triển AG600 cho biết, kích thước của AG600 rất lớn, cơ bản cao như tòa nhà 2 tầng. Đặc biệt, phần đầu AG600 có sự khác biệt rất lớn so với đầu loại máy bay khác.

Trước tiên, kích thước của đoạn đầu máy bay này rất lớn, cao 4,75 m, dài 9,5 m, phần nửa trên của nó áp dụng kết cấu khoang máy bay chở khách thông thường, còn phần nửa sau là kết cấu thân máy bay, loại kết cấu nay là hình thức kết cấu riêng được thiết kế để đáp ứng thủy phi cơ cất hạ cánh trên mặt nước.

Trung Quốc công khai nguyên mẫu đầu tiên của AG600.

Loại kết cấu này không chỉ cần đáp ứng yêu cầu khí động lực học của máy bay thông thường, còn phải đáp ứng yêu cầu thủy động lực của kết cấu thân tàu. Cố gắng giảm lực cản, duy trì tính nhanh chóng của máy bay, lại cần bảo đảm tính ổn định của trượt, khả năng thao tác và khả năng chống sóng, những phương diện này đều phải thực hiện thông qua thiết kế kết cấu thân tàu.

Trọng lượng cất cánh của AG600 vào khoảng 53,5 tấn, trong 20 giây có thể lấy được 12 tấn nước. Theo Hoàng Lĩnh Tài, hiện nay các nước có nhiều loại thủy phi cơ kinh điển, chẳng hạn Be-200 của Nga, US-2 của Nhật bản, trọng lượng cất cánh của 2 loại máy bay này đều khoảng 40 - 45 tấn, CL415 của Canada là máy bay khoảng 20 tấn.

Nhìn vào trình độ tổng thể, AG600 cùng trình độ với những máy bay này, nhìn vào chức năng sử dụng và khả năng thực hiện nhiệm vụ, tính năng tổng thể cũng tương đương, thậm chí về chỉ tiêu tính năng cá biệt, yêu cầu của Trung Quốc còn "cao hơn một phần".

Khi nói về địa điểm hoạt động của thủy phi cơ này, Hoàng Lĩnh Tài cho biết, AG600 có thể thực hiện nhiệm vụ trong 75 - 80% điều kiện thời tiết của Biển Đông.

Ở trên biển có thể sẽ xảy ra một số “sự kiện bất ngờ”, chẳng hạn giàn khoan, tàu chở dầu, tàu cá xảy ra sự cố, nhưng do cách bờ biển khá xa, nếu dùng tàu để cứu hộ thì tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó, hiệu suất thực hiện nhiệm vụ ở biển gần của máy bay trực thăng rất cao, nhưng một khi vượt khoảng cách 500 km thì bán kính nhiệm vụ của nó lại không đủ.

Một khi đã sở hữu AG600 thì hiệu suất “cứu hộ biển xa” rất cao, bán kính nhiệm vụ 1 nghìn km, 2 tiếng đồng hồ sẽ có thể đến hiện trường xảy ra sự cố. Hơn nữa, khả năng chống sóng của AG600 là 2 m, cho nên máy bay không chỉ có thể kịp thời đến nơi, mà còn có thể hạ cánh, tiến hành cứu hộ đối với nhân viên, một lần nhiều nhất có thể cứu hộ 50 người. Đây là thủy phi cơ có năng lực cứu hộ mạnh nhất hiện nay.

Để thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, AG600 được trang bị 4 động cơ WJ6, mang các bồn chứa nước trên 2 cánh.

Tuy nhiên, theo nhận định của Tạp chí Kanwa (Canada) hồi giữa tháng 4/2015, nếu công năng của AG600 như giới thiệu, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ không đơn thuần sử dụng thủy phi cơ này vào mục đích dân sự.

Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ sử dụng chúng vào mục đích quân sự như một phương tiện vận chuyển và đổ bộ quân tại những vùng biển nước này đang tiến hành tranh chấp.

Cùng chung nhận định với tạp chí Kanwa, ông Gennady Zagonov - Tư lệnh lực lượng hàng không hải quân hạm đội Biển Đen, Nga cho rằng, với thủy phi cơ AG600, Trung Quốc có thể trở nân nguy hiểm hơn rất nhiều trên Biển Đông.

Clip Trung Quốc hoàn thiện nguyên mẫu đầu tiên của AG600

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/video/su-nguy-hiem-cua-giao-long-tren-bien-dong-3314853/