Sử dụng đậu đen sai cách trước sau bạn cũng nhập viện

Đậu đen rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Theo y học hiện đại: đậu đen có: glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe… Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Đậu đen chứa nhiều chất rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể ăn tùy tiện.

Thực phẩm giàu chất xơ: trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Chất xơ và một số chất khác có trong đậu đen ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường. Do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Giàu chất chống oxy hóa: đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, isoflavone, anthocyanidin giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… nhưng cao gấp 10 lần.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: người ta nhận thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể: đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Mangan, có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu mangan cho cơ thể mỗi ngày.Nguồn protein: một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.

Theo như các tài liệu, chưa thấy ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên, bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dễ sinh bệnh.

Đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Đậu đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.

Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hóa mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.

Nhiều người nuốt sống đậu đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đậu đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày…

Thực tế đã có nhiều người phải nhập viện vì nuốt đậu đen sống chữa bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng đậu đen bằng cách này.

Theo Khoevadep

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/su-dung-dau-den-sai-cach-truoc-sau-ban-cung-nhap-vien-93613/