Sinh viên ngành thanh nhạc có 'đất dụng võ'

Công nghệ phát triển, môi trường hoạt động liên quan đến thanh nhạc ngày càng mở rộng, giúp sinh viên ngành thanh nhạc có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Những ca sĩ đứng trên sân khấu luôn được hàng triệu khán giả ngưỡng mộ. Tuy nhiên, con đường vinh quang không chỉ có hoa hồng, cũng như không có ca sĩ nào thành công mà không trải qua quá trình luyện tập, được đào tạo bài bản qua ngành học thú vị - thanh nhạc.

Thử thách song hành cùng cơ hội

Âm nhạc vốn được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. Với sự phát triển của công nghệ số, bộ môn nghệ thuật này ngày càng phát triển mạnh mẽ, đến gần với công chúng hơn.

Đối với nhiều bạn trẻ, âm nhạc là con đường của ước mơ và hoạt động âm nhạc luôn có sức hút đối với khán thính giả bốn phương. Bên cạnh đó, với sự phát triển và hòa nhập của xã hội, nghề ca sĩ không còn mang nhiều định kiến hay bị xem là phù phiếm như trước đây. Do vậy, tâm lý đến với nghề cũng trở nên cởi mở và thoải mái. Đây cũng được coi là nghề thời thượng, đem lại sự nổi tiếng và tiền bạc cho không ít người.

Sinh viên khoa thanh nhạc ĐH Văn Hiến trong giờ học.

Khảo sát một số nơi dạy thanh nhạc tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành cho thấy, số người theo học có khuynh hướng tăng đều đặn 20-30% mỗi năm.

Ông Võ Minh An, giám đốc một công ty điều tra nghiên cứu thị trường chia sẻ: “Nhu cầu nhân lực về thanh nhạc sẽ cao vì phù hợp với xu thế và nhu cầu của xã hội hiện nay. Nhiều ca sĩ đã thành danh từ các trường thanh nhạc, còn các thanh nhạc viên thì sống được với nghề và có điều kiện phát triển.

Đồng thời, môi trường hoạt động liên quan đến thanh nhạc ngày càng mở rộng như: các phòng trà, club, quán cà phê... khiến sinh viên ngành thanh nhạc càng có thêm đất dụng võ”. Điều này giúp các bạn trẻ đang nuôi ý định dấn thân vào ngành thanh nhạc thêm động lực và tự tin.

Đầu tư để hoạt động nghệ thuật bền vững

Trở thành một nghệ sĩ thực thụ với con đường nghệ thuật chân chính là việc không dễ dàng. Chúng ta thường nói hoạt động trong ngành nghệ thuật cần đến yếu tố năng khiếu. Nhưng sự thật là năng khiếu chỉ chiếm 1% trong câu chuyện thành công của bất kỳ nghệ sĩ nào. 99% còn lại phụ thuộc vào sự luyện tập và đầu tư cho năng lực.

Bạn P.T.V (sinh viên năm 2, ngành thanh nhạc, Đại học Văn Hiến) chia sẻ: “Mình ước mơ trở thành ca sĩ từ nhỏ và luôn tự tin vào năng khiếu của mình. Nhưng sự thật là mình còn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết để trở thành một ca sĩ thực thụ. Mình sẽ cố gắng hết mình để nuôi dưỡng ước mơ này và bắt đầu từ việc bồi dưỡng kiến thức”.

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng thanh nhạc từ căn bản đến nâng cao, hay những khóa học ngắn hạn giúp người học nắm bắt được một số kỹ thuật và hoàn thiện giọng hát của mình. Điều này đem đến nhiều lựa chọn cho người học.

Tuy nhiên, với chương trình đào tạo 4 năm, Đai học Văn Hiến là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo ngành thanh nhạc hệ đại học. Chương trình đạo tạo thực nghiệm theo quy chuẩn quốc tế cho phép sinh viên tự tin theo nghề sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh các kiến thức cơ bản như lịch sử âm nhạc, kỹ thuật xướng âm, phân tích âm nhạc, thanh nhạc, hợp xướng, thị xướng, biểu diễn… chương trình học đặc biệt chú trọng đến công tác thực hành biểu diễn với sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia, nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng theo từng dòng nhạc, đồng thời phối hợp xây dựng chương trình giúp sinh viên thực hành và nắm được kỹ năng biểu diễn khi còn trên ghế nhà trường.

Với chủ trương thực nghiệm trong đào tạo, ngay từ đầu Đại học Văn Hiến đã xây dựng mô hình thực tế giúp sinh viên trải nghiệm chương trình học tập đa chiều và sẵn sàng tham gia các cuộc thi tài năng âm nhạc lớn trong khu vực và thế giới.

Đồng thời, nhà trường chú trọng việc mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến biểu diễn, tổ chức các lớp master tại phòng hòa nhạc của khoa, cùng các giờ học về kinh nghiệm biểu diễn cho sinh viên có dịp cọ xát và thực hành tối đa.

Sinh viên ngành thanh nhạc của Đại học Văn Hiến trong một buổi thực hành được đầu tư đầy đủ âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp.

Về quy chế tuyển sinh, mỗi năm ĐH Văn Hiến chỉ nhận 50 sinh viên theo học ngành thanh nhạc. Với con số giới hạn này, nhà trường có cơ hội theo sát và đạo tạo kỹ chất lượng đầu ra. Các học bạ gửi về sẽ được giảng viên xem xét và gọi điện tư vấn trực tiếp nhằm tạo điều kiện tối đa cho sĩ tử định hướng nghề nghiệp tương lai và giải đáp những thắc mắc về ngành.

Với cơ cấu hoạt động chú trọng đến chất lượng, trường ĐH Văn Hiến đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên đạt kỹ năng chuyên môn cao và sẵn sàng bước ra ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp.

Nhật ký một ngày thú vị của sinh viên ĐH Văn Hiến.

Mộc Trà

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/sinh-vien-nganh-thanh-nhac-co-dat-dung-vo-post698382.html