Sản vật mùa lũ miền Tây

Bông điên điển là đặc sản mùa lũ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, dùng nấu canh chua với cá linh non hoặc ăn lẩu mắm ăn. Lũ về còn mang theo chuột đồng, ốc bươu, ốc lác, rắn, rùa… món ăn hấp dẫn người miền Tây.

Lũ về, những chùm điên điển trổ đầy bông vàng rực. Người dân các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu hái bông điên điển bán với giá 45.000-50.000 đồng mỗi kg. Bông này nấu canh chua hoặc nhúng vào lẩu mắm ăn ngon tuyệt, ăn một lần rồi nhớ mãi. Cá linh non to bằng ngón tay út theo về trong nước lũ. Cá chỉ cần bóp nhẹ bụng lấy ruột, nấu canh, kho mắm. Đến khoảng tháng 10 âm lịch cá linh non sẽ to bằng 4 ngón tay, nướng ăn rất ngon. Cua đồng rang me hoặc đâm nhuyễn đun sôi lấy “riêu” ăn bún hay nấu canh. Những con cua đực có đôi càng rất to, chỉ cần ngâm vào nước đá vài phút cua bị “xỉu” nên dễ dàng bẻ càng bán với giá 40.000 đồng một kg. Càng cua dùng để rang muối hoặc hấp bia lai rai với bạn bè rất khoái khẩu. Mùa lũ cũng là mùa săn chim trời để bán. Nước về mang theo nhiều cá lóc. Người dân đánh bắt làm khô phơi dọc theo hai bên đường về An Giang, Đồng Tháp. Ốc bươu, ốc lác cũng là đặc sản đồng bằng sông Cửu Long. Mắm cá linh thơm phức. Mắm rất mềm nên có thể “ăn sống” rất ngon. Đây cũng là mùa rắn nước, rắn bông súng bò đầy các bờ ruộng ngập nước. Con gái miền Tây không biết sợ rắn. Ruộng đồng bị lũ nhấn chìm, chuột đồng chạy lên gò đất cao, nông dân tha hồ bắt chuột bán với giá 30.000-40.000 đồng một kg. Thịt chuột làm sẵn giá mỗi ký 50.000-60.000 đồng, mua về rửa sạch ướp chao nướng hoặc nướng tươi chấm nước mắm ớt; kho với củ hành tím, ướp sả với ít muối chiên. Nhiều nông dân tất bật nuôi ếch vào mùa nước lớn. Thiên Phước Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Cho em hỏi, bông điên điển này có phải là cây Điền Thanh ở ngoài Bắc gọi không? ( hang ) Đọc xong bài này mình thật muốn đi miền Tây một chuyến cho biết. Đất nước mình còn những nơi thật đẹp như thế này! ( Lê Xuân Trung ) Bông điên điển chính là bông điền thanh (đèn thanh) bạn à. ( Phi Nhung ) Đúng rồi. Cây điên điển (còn gọi là muồng rút, điền thanh) rất thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước, từ vùng nước lợ đến vùng cao của ĐBSCL. Có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác Hoa điên điển có hương vị rất đặc biệt, được người dân Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn đặc sản ngon miệng và bổ dưỡng. Lá luộc ăn như rau hoặc nấu canh với cá rô, tép bạc. Hạt làm giá như giá các loại đậu. Người ta phân tích trong lá điên điển khô có chứa 26,3% protid; 4,2% lipid; 39,2% glucid; 14,6% cellulose... Như vậy, lá điên điển là thực phẩm có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng giá trị. ( khanhpn ) mình là dân An Giang. Ai ghét mùa nước lũ chứ mình thích vô cùng. Lũ mang về rất nhiều lợi ích chứ ko phải là toàn thiệt hại đâu. Mà chủ yếu là mình phải biết cách sống chung với lũ và tận dụng những gì mà nó mang lại cho ta! rất nhiều đấy các anh chị ạ! đó là quy luật của tự nhiên. Cái gì tự nhiên cũng đều tốt cả! ( Trịnh Thị Khánh Trúc ) Mình cũg thấy bông điên điển giống hoa Điền Thanh quá. ( Lương Hường ) Chim trời không phải là đặc sản, săn bắt chim trời là tội ác. ( An ) Đúng là bài viết nói về đặc sản miền Tây nhưng bây giờ không còn nhiều lắm. Tôi ở miền Tây mà, những thứ này dần dần trở thành "đặc sản" (hàng cao cấp) của người miền Tây luôn rồi! ( phong trần ) Vùng đất được thiên nhiên ban tặng rất trù phú và đa dạng,con người chân chất thật thà,phóng khoáng nghĩa tình! ( Nguyễn Thanh Anh Kiệt ) Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước của miền Tây, nay giữa chốn phồn hoa đô thị Sài Gòn tôi bất chợt bắt gặp lại những hình ảnh thân thương bình dị của miền quê làm tôi nhớ đến da diết tô canh chua bông điên điển ăn với cá rô kho tộ, tôi nhớ những ngày lội đồng đi bắt chuột về nướng xả ớt, cái hương vị không thể nào quê được của nồi lẩu mắm chấm với rau bông súng...., ôi nhớ quá đi thôi miền Tây thương mến. Tôi sẽ về đây cho kịp con nước lên để ra đồng giăng cá. Có dịp các bạn nhớ ghé thăm quê tôi nhé! ( Chumkhengotgc ) điên điển thuộc họ điền thanh. nhưng bông điên điển thì ăn được, còn bông điền thanh thì không được ăn (mình nghe nói là nó đắng), ngoài ra còn có món gỏi sầu đâu và khô cá lóc ngon tuyệt nữa chứ. Mấy món này là đặc sản quê mình nè (An Giang đó). Vậy mà xem hình còn bắt thèm nữa! ( huynhhuong ) Miền Tây Quê Tôi đó bạn! Miền Tây Quê tôi hiếu khách lắm, thử 1 chuyến nhe các bạn! ( Hoai Bao ) Nhìn những hình ảnh này chỉ mong thiệt mau tới lễ để về quê mà thưởng thức những món ngon thui!!!! ôi quê tôi!!! ( Tran ) Bông điên điển này khác với cây điền thanh ngoài bắc nhiều. Tuy cũng có hoa màu vàng nhưng nếu lấy hoa cây điền thanh mà nấu canh ăn thì sẽ thấy ngược lại với chữ điền thanh đấy. ( Trung Trần ) ko phai đâu em !!! kekeke ( lâm hận ) Bông điển điển khác với cây điền thanh ở miền bắc. Bông Điển điển chỉ nở vào mùa nước lũ của miền Tây thôi, ăn rất ngon. Còn điền thanh được trồng ở trên cạn, không ăn được, khi người ta chặt, phơi khô thì có mùi rất khó chịu. Nói tóm lại là em nên bố trí đi miền Tây Nam Bộ 1 lần, sẽ rất thú vị đấy! ( kim hiep ) Bạn ơi, Bông điên điển là đặc sản miền Tây. Nó chỉ mọc vào mùa nuớc nổi và dựa vào điều kiện tư nhiên nên chỉ có ở miền Tây mới có mà thôi. ( kim dinh ) Xem qua những món ăn này làm mình nhớ quê quá, vì mùa này đang là mùa cá Linh mạ Chắc phải về quê vào 2-9 này thôi... ( Ut Mien Tay ) Cái bông này chỉ giống hoa điền thanh thôi, nó là cây thân mềm mà, còn điền thanh ngoài bắc dạng cây thân "gỗ mềm" rồi. he he ^_^ Toàn món ngon. Nhưng tiếc là người miền tây bán khô cá lóc mặn lắm. ( dung ha ) qua troi ngon luon ( khanh )

Nguồn VnExpress: http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2011/08/san-vat-mua-lu-mien-tay/