Sám hối trong đạo Phật

Sám hối là hổ thẹn ăn năn về các điều dữ đã trót làm từ trước và thề nguyền quyết định về sau không làm như vậy nữa. Muốn cho sám hối được chắc chắn, hàng Phật tử thường đến trước bàn thờ Phật tỏ lòng qui kính, phô bày tội lỗi của mình, quyết định sám hối sửa đổi tính tình cho thuần thiện và cầu tam bảo gia hộ cho về sau khỏi tái phạm.

Sám hối là hổ thẹn ăn năn về các điều dữ đã trót làm từ trước và thề nguyền quyết định về sau không làm như vậy nữa. Muốn cho sám hối được chắc chắn, hàng phật tử thường đến trước bàn thờ Phật tỏ lòng qui kính, phô bày tội lỗi của mình, quyết định sám hối sửa đổi tính tình cho thuần thiện và cầu tam bảo gia hộ cho về sau khỏi tái phạm.

Tác giả: Võ Văn Sanh
Nguồn: Nguyệt San Viên Âm số 42

Vô thủy vô thủy, chúng ta vì si mê không biết chơn tánh của vũ trụ, chấp thiệt có tâm có cảnh, thiệt có mình có, sinh lòng ưa ghét tham giận, rồi gây biết bao nhiêu tội lỗi; vì các nhân duyên tội lỗi kiếp trước, kiếp này chúng ta mới sinh vào trong thế giới ngũ trược đầy những tâm niệm, si mê lầm lạc, đầy những tập quán tham giận kiêu căng này, làm cho chúng ta càng gây thêm những nghiệp không ha, về sau phải chịu những quả báo không tốt

Ngày nay chúng ta may được nghe lời Phật dạy, biết sự sai lầm, muốn đổi dữ làm lành, đổi mê làm ngộ, thi trước hết chúng ta cần phải biết sám hối.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Sám hối là hổ thẹn ăn năn về các điều dữ đã trót làm từ trước, thề nguyền quyết định về sau không làm như vậy nữa.

Muốn cho sám hối được chắc chắn, hàng phật tử thường đến trước bàn thờ Phật tỏ lòng quy kính, phô bày tội lỗi của mình, quyết định sám hối sửa đổi tính tình cho thuần thiện, cầu tam bảo gia hộ cho về sau khỏi tái phạm.

Hiện nay tín đồ đạo Phật thường cũng có làm lễ bái sám, nhưng vì phần đông chưa rõ ý nghĩa sâu xa của sám hối nên sự và lý không cân với nhau, hiệu quả cũng không được viên mãn cho lắm.

Xét theo kinh điển đạo Phật thì sám hối chẳng phải chỉ tụng ít bài, lạy ít lạy là đủ. Người sám hối cần phải xét rõ những nguyên nhân xấu và kết quả xấu của tội lỗi đã phạm và hết lòng phát nguyện chừa bỏ rồi mới làm lễ sám hối

Khi làm lễ tùy theo lỗi nặng lỗi nhẹ, lỗi lâu ngày lâu đời hay lỗi trong một thời một niệm mà sám hối trong một thời gian dài ngắn không nhất định, đến khi tâm trí sáng suốt, quyết định từ đó về sau không thể làm được việc dữ ấy nữa thì mới biết sám hối.

Do đó nên các vị đại sư đời xưa trước khi truyền giới, thọ giới, muốn cho tâm được thanh tịnh thường phải kiết thất sám hối đến bảy ngày, có khi đến một tháng.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Bước đầu tu tri Phật pháo là bỏ dữ làm lành, mà bỏ dữ làm lành thì không phương pháp gì hay bằng phương pháp sám hối.

Chúng ta thử nghĩ trước khi rõ chánh pháp, mấy ai khỏi phạm những tội lỗi về thân nghiệp khẩu nghiệp hay ý nghiệp.

Tội lỗi đã phạm tức là đã trồng hạt giống dữ nơi tự làm và về sau sẽ sinh ra kết quả dữ, nó làm cho tâm trí u ám, hoàn cảnh xấu xa, rất trở ngại cho sự tu trì chánh pháp. Muốn diệt trừ cái kết quả xấu ấy thì cần phải diệt trừ hạy giống dữ nơi tự tâm, mà muốn diệt trừ hạt giống dữ nơi tự tâm thì không chi bằng sám hối.

Vậy người sám hối lúc nào cũng phải xét nơi tự tâm; đến khi xét tự tâm không còn các thói dữ, có thể làm nguyên nhân cho tội lỗi kia thì kết quả sự sám hối mới được viên mãn.

Lợi ích của sám hối không thể kể xiết nên chẳng những người xuất gia phải sám hối mà người tại gia cũng phải sám hối. sám hối phải do nơi lý mà thành sự, do nơi sự mà đến lý, nhân tự mình làm, quả tự mình hưởng, không thể nhờ ai đặng.

Ví dụ như chúng ta phạm tội sát sinh, nay xét biết sát sinh do các nguyên nhân ngã kiến, ngã si, ngã mạn, tham sân chấp trước phiền não gây nên và có thể tạo ra những kết quả đau đớn khổ sở thì chúng ta cần phải phát lộ tội lỗi trước tam bảo và sám hối, sám hối cho đến khi thân không thể sát sinh bằng việc làm, miệng không thể sát sinh bằng lời nói, ý không thể sát sinh bằng tư tưởng, thì mới thật được cái kết quả viên mãn của sự sám hối về sát sinh.

Về các tội lỗi khác cũng vậy, nếu chúng ta quyết định sám hối cho tội nguồn tột gốc thì chẳng những khỏi chịu quả báo của những tội lỗi đã làm mà lại còn được công đức vô biên vô lượng.

Kinh Phật có dạy: “Người thọ giới mà không phạm là người trì giới, người thọ giới mà phạm rồi mà biết sám hối cũng là người trì giới”.

Tâm chúng ta mấy lâu nay chứa đày những bột giống tội lỗi chẳng khác chi một cái ly đựng thuốc độc, tri tuệ đức hạnh của Phật cũng ví như nước cam lộ: lấy cái ly thuốc độc mà đựng nước cam lộ thì nước cam lộ cũng thành thuốc độc , vậy nên trước khi đựng cam lộ cần phải đổ thuốc độc đi và rửa ly cho sạch.

Nay chúng ta muốn nơi tâm mình phát ra trí huệ đức tính như Phật thì trước hết phải dứt trừ các điều tội lỗi và các nguyên nhân tội lỗi nơi tâm mình bằng phương pháp sám hối.

Phương pháp sám hối rất lợi ích cho sự tu hành, các phật tử hàng ngày cần phải xét chỗ xấu xa mê lầm mà sám hối.

Tác giả: Võ Văn Sanh
Nguồn: Nguyệt San Viên Âm số 42

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/sam-hoi-trong-dao-phat.html