"Sắc màu Tây Bắc" tại Hà Nội

Chương trình “Sắc màu Tây Bắc” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, tổ chức với sự tham dự của các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và UBND thành phố Hà Nội, diễn ra từ ngày 27 đến 29/4/2012, tại Trung tâm Triển lãm Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Chương trình “Sắc màu Tây Bắc” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, tổ chức với sự tham dự của các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và UBND thành phố Hà Nội, diễn ra từ ngày 27 đến 29/4/2012, tại Trung tâm Triển lãm Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

CôngThương - Đây là chương trình Hưởng ứng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2012), và nhân kỷ niệm ngày 30/4, 1/5 và ngày sinh nhật Bác (19/5).

“Sắc màu Tây Bắc” là hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy và phát triển những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; khai thác tiềm năng du lịch; biểu dương sức mạnh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phong trào xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo Ban tổ chức, “Sắc màu Tây Bắc” được tổ chức tại Hà Nội là dịp để các tỉnh Tây Bắc giới thiệu tới nhân dân Thủ đô, du khách trong nước và bạn bè quốc tế một bức tranh tổng thể về Tây Bắc thông qua hoạt động tiêu biểu như: Triển lãm giới thiệu về đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc; chính sách dân tộc và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với vùng Tây Bắc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các chương trình, dự án, chính sách trợ giá...; Những kết quả đạt được về công tác dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, làng bản văn hóa; những thành tựu tiêu biểu của các tỉnh Tây Bắc đã đã đạt được trong thời gian qua...

Ngoài ra, triển lãm “Đặc trưng văn hóa Tây Bắc” sẽ giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của từng nhóm tộc người hay từng vùng cư trú thông qua hình ảnh, các sưu tập hiện vật của các dân tộc: trang phục truyền thống, công cụ lao động sản xuất, sinh hoạt, vận chuyển, các sản phẩm nghề thủ công, các hiện vật liên quan đến nghi lễ đời người, các loại nhạc cụ dân tộc, lễ hội truyền thống.

Hoạt động giới thiệu chợ phiên vùng caocũng được xem là điểm nhấn của chương trình, chợ được thiết kế, trang trí theo đúng môtip của một phiên chợ vùng cao; các hoạt động được thực hiện theo lối buôn bán của các dân tộc vùng Tây Bắc: những mặt hàng nông sản, thổ cẩm, rau rừng… được đồng bào dân tộc Thái bày trên những sạp tre nứa; được vắt trên những chiếc gùi của dân tộc Mông, Dao. Các lễ hội, trò chơi dân gian mang đậm sắc thái địa phương như: dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ truyền thống, trang phục dân tộc sẽ được các đoàn nghệ thuật các tỉnh biểu diễn, giới thiệu đến công chúng.

Bên cạnh đó là chương trình gặp gỡ, giao lưu cảm động của các thế hệ quân nhân, cựu chiến binh, Anh hùng LLVT nhân dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thế hệ trẻ Việt Nam cùng các đoàn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, những người làm công tác văn hóa của vùng cao Tây Bắc hội ngộ tại Thủ đô Hà Nội.

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/p0c215n21178/sac-mau-tay-bac-tai-ha-noi.htm