SABIC tiên phong trong việc ứng dụng rác nhựa đại dương vào lĩnh vực kinh tế tuần hoàn

Trong nổ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, SABIC đã tung ra các sản phẩm tấm pin mặt trời hình tròn nhẹ, cũng như sản xuất hạt nhựa pô-ly-me tái sinh.

Mới đây, SABIC đã hợp tác với công ty Solarge của Hà Lan để sản xuất các tấm pin mặt trời hình tròn nhẹ dùng để lắp đặt trên các mái nhà không thể chịu được trọng lượng của các tấm pin thông thường.

Điều đặc biệt là, các tấm pin mặt trời không chỉ có khối lượng nhẹ hơn 50% so với tấm pin thông thường mà có lượng khí thải carbon thấp hơn 25% làm từ hợp chất polypropylene (PP) và có thể tái sử dụng trong quá trình sản xuất của chính chúng sau 25 năm.

Ngoài ra, SABIC cùng với với công ty nhựa tái sinh HHI ở Malaysia, đã công bố thành công dự án tiên phong hợp tác sản xuất hạt nhựa pô-ly-me tái sinh đầu tiên được cấp chứng nhận nhờ công nghệ tiên tiến tái chế rác nhựa đại dương không cần qua phân loại.

Các đối tác của công ty HHI đã giúp thu gom nguồn nguyên liệu tái sinh từ các dòng sông và các khu vực trong bán kính 50km từ bờ biển, chủ yếu trên lãnh thổ Malaysia. Nhựa đã qua sử dụng sẽ được chuyển hóa thành dầu thông qua phản ứng nhiệt phân nhờ công nghệ tái sinh tiên tiến. Sau đó dầu nhiệt phân này được SABIC sử dụng như nguồn nguyên liệu thay thế cho nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống trong quy trình sản xuất hạt nhựa pô-ly-me tuần hoàn được cấp chứng nhận.

Phát minh ra những nguồn nguyên liệu mới là một trong những ưu tiên hàng đầu của SABIC. Tập đoàn hóa dầu hàng đầu thế giới đã làm việc với rất nhiều quốc gia và nhiều doanh nghiệp khác nhau để cùng tìm ra những nguồn nguyên liệu mới để phục vụ nền kinh tế tuần hoàn.

SABIC bắt đầu bắt tay vào việc hiện thực hóa ý tưởng tái chế rác nhựa đại dương. Là một nhà sản xuất nguyên liệu nhựa, SABIC hiểu rất rõ cấu tạo hóa học của nguồn rác nhựa này cũng như biết cách tối ưu để phá vỡ cấu trúc và để tái sử dụng nguồn nguyên liệu phong phú, biến chúng thành nguồn nguyên liệu nhựa mới.

Chuột Microsoft Ocean Plastic (Nguồn: SABIC)

Một ví dụ điển hình có thể kể đến là sản phẩm điện tử tiêu dùng được làm từ nhựa tái chế đầu tiên của Microsoft - Chuột Microsoft Ocean Plastic. Microsoft mong muốn một loại nhựa nhân tạo được làm từ ít nhất 10% nhựa tái chế từ đại dương. Theo đó, SABIC và Microsoft đã hợp tác để phát triển một sản phẩm có phiên bản cuối cùng vượt quá mục tiêu ban đầu 10%, với 20% tỷ lệ trọng lượng vỏ ngoài sản phẩm là nhựa tái chế từ đại dương. Việc này đã trở thành hiện thực nhờ vào sự phát triển của loại nhựa mới mới mang tên XENOY, một thành phần trong danh mục và dịch vụ TRUCIRCLE của SABIC.

Abdullah Al-Otaibi, Giám đốc Quản lý Giải pháp Thị trường & ETP (Sản phẩm nhựa kỹ thuật nhiệt dẻo) tại SABIC, chia sẻ: "SABIC phải đối mặt với một thách thức mới khi phát triển giải pháp sáng tạo này – việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nước khiến nhựa mất đi nhiều đặc tính vốn có. Sự hợp tác giữa chúng tôi và Microsoft đánh dấu một mốc phát triển đầy lạc quan trong việc tái chế nhựa từ đại dương để tạo ra các sản phẩm điện tử tiêu dùng chất lượng cao, đồng thời góp phần làm sạch các đại dương trên thế giới."

Hiện tại, tệp khách hàng có nhu cầu sử dụng dòng sản phẩm nhựa tái chế TRUCIRCLE đang ngày càng được mở rộng. Ở Châu Âu, SABIC đã hợp tác với Magnum – thương hiệu kem nổi tiếng của Unilever, đây là thương hiệu được nhiều người biết đến không chỉ vì chất lượng kem ngon mà còn nổi tiếng nhờ việc sử dụng hộp bao bì bằng nguyên liệu tái chế, bao gồm hơn 7 triệu hũ kem. SABIC cũng là đơn vị cung cấp nguyên liệu để sản xuất bao bì từ nhựa tái chế của một số doanh nghiệp như tập đoàn Esteé Lauder (ELC). Một loạt các công ty sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới đã trở thành đối tác thân thiết của SABIC trong việc ứng dụng TRUCIRCLE. Trong số đó, Mattel – nhà sản xuất búp bê Barbie, là đơn vị đầu tiên sử dụng TRUCIRCLE trong các dòng sản phẩm MEGA và Matchbox.

Hạc Hiên

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/sabic-tien-phong-trong-viec-ung-dung-rac-nhua-dai-duong-vao-linh-vuc-kinh-te-tuan-hoan-d194161.html