Quê hương của chiếc nón bài thơ nổi tiếng gần xa

Làng nón Mỹ Lam nằm êm đềm bên con sông Như Ý hiền hòa thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê hương của chiếc nón bài thơ xứ Huế nổi tiếng gần xa.

Nghề làm nón lá đã gắn liền với làng Mỹ Lam từ năm 1860. Hơn 150 năm qua, nghề làm nón đã nuôi sống biết bao thế hệ dân làng. Ở Mỹ Lam có khoảng 80% số hộ trong làng làm nghề khi nông nhàn. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Nguyên liệu lá dùng để làm nón là lá non của cây Bồ Quy Diệp, sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng.

Khung để làm nón ở Mỹ Lam có 16 nan.

Nón Mỹ Lam được làm từ hai lớp, người thợ phải khéo léo để khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp, giúp nón mỏng và thanh.

Nghề chằm nón ở Mỹ Lam chủ yếu là phụ nữ.

Một trong những công đoạn khó là khâu nón.

Những người thợ lành nghề khi khâu nón phải luồn mũi kim lên xuống đều đặn sao cho lỗ khâu thật khít, khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá.

Để làm ra được chiếc nón, người thợ làng Mỹ Lam phải trải qua trất nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Những hình ảnh ấn tượng các bà, các chị, đang ngồi khâu nón lá, miệng cười nói vui vẻ khiến du khách rất thích thú.

Mặc dù nghề cho thu nhập không cao nhưng cũng đủ giúp nhiều gia đình trong làng ổn định kinh tế cho con cái ăn học.

Sản phẩm nón lá của làng nón Mỹ Lam.

Du khách trải nghiệm nón lá Mỹ Lam.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-que-huong-cua-chiec-non-bai-tho-noi-tieng-gan-xa/451327.vnp