Quan niệm cực lạ về loài hổ của người miền Tây xưa

Người Nam Bộ thờ thần Hổ và từ thời khai hoang mở đất, đó đây trên vùng đất này vẫn còn lưu truyền những câu chuyện cảm động giữa cọp và người.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất được khai phá muộn của Việt Nam. Ngay từ buổi đầu đến vùng đất mới này, lưu dân đã phải đối mặt với rừng rậm hoang vu đầy thú dữ.

Trong các loài thú rừng, hổ là con vật nguy hiểm nhất. Chúng hiện diện khắp nơi, từ Long An xuống tận Cà Mau, gieo rắc kinh hoàng vì chúng thường rình bắt gia súc, thậm chí bắt người để ăn thịt.

Nỗi sợ loài hổ để lại một dấu ấn sâu sắc trong tâm thức của người dân Nam Bộ, thể hiện qua các câu ca dao, tiêu biểu như câu "Cà Mau khỉ khọt trên bưng/ Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um".

Nhưng ở góc độ tâm linh, người Nam Bộ vẫn thờ thần Hổ và từ thời khai hoang mở đất, đó đây trên vùng đất này vẫn còn lưu truyền những câu chuyện cảm động giữa cọp và người.

Ở miền Tây, có rất nhiều nơi lưu truyền những câu chuyện ly kỳ về hổ, từ những câu chuyện dân gian, những huyền thoại về hổ ở miền Tây Nam bộ đã dẫn đến tục lệ thờ ông Hổ trong dân gian.

Hổ ngoài đời là con vật hung dữ, nhưng khi thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, loài mèo lớn này còn mang cả yếu tố tâm linh, được thần thánh hóa, vẽ thành tranh thờ cúng.

Điều này lý giải vì sao ở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay có rất nhiều đình, miếu thờ hổ. Các công trình đó chính là chứng tích về một quá khứ rừng thiêng nước độc của vùng đất này.

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/quan-niem-cuc-la-ve-loai-ho-cua-nguoi-mien-tay-xua-1650596.html