Phương Tây đang có cuộc chiến khốc liệt khác với Nga

Người đứng đầu nhà nước không chỉ biết nghe báo cáo mà còn khả năng phân tích báo cáo điều đó giúp cho hoạt động tình báo hoạt động có hiệu quả...

Reuters ngày 1/11 cho biết Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoàng gia Anh (M15) Andrew Parker đã lên tiếng cảnh báo mối đe dọa ngày càng tăng từ hoạt động tình báo của Nga.

Ông Parker cho biết Moscow đang thực hiện chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng trong đó có hoạt động tấn công mạng và gián điệp, đặt ra mối đe dọa với Anh và phần còn lại của châu Âu.

Giám đốc MI5 nhận định Nga đã là một mối đe dọa tiềm ẩn trong nhiều thập kỷ, nhưng bây giờ mối đe dọa từ Moscow còn nguy hiểm hơn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh rất nhiều.

Bởi lẽ, Kremin được là ngày càng có tạo ra nhiểu phương pháp chuẩn xác để phục vụ chương trình nghị sự chống phương Tây.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn The Guardian, ông Parker nhận diện "Dường như Nga ngày càng xác định mình đối lập với phương Tây và đang có những hành động phù hợp với vị thế ấy".

Trước đó, Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond trong công bố chiến lược an ninh mạng năm năm của nước Anh cũng đã cảnh báo về mối đe dọa từ Nga.

Tổng thống Putin vốn là điệp viên KGB, đó là một lợi thế rất lớn cho tình báo Nga.

Dường như phương Tây đã thực sự lo ngại đối mặt với Nga trong một cuộc chiến tình báo và khi M15 – một trong hai cơ quan tình báo nổi tiếng nhất của phương Tây, cùng với CIA – lên tiếng cảnh báo công khai thì vấn để đã trỏ nên nghiêm trọng.

Phải chăng phương Tây quá lo hay thực sự tình báo Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa?

Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến tình báo với phương Tây?

Khi Liên Xô tan rã, KGB bị giải thể và thời hoàng kim của tình báo Nga cũng lụi tàn. Nước Nga dưới thời cố Tổng thống Boris Eltsin dường như quên mất tầm quan trọng của hoạt động tình báo đối với sự an nguy của đất nước. Không những giải thể KGB mà Cơ quan tình báo Nga còn bị chia năm xe bảy. Thậm chí có lúc trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga.

Đã biết bao người tiếc nuối khi nhiều điệp viên tài ba của tình báo Liên Xô trước kia không được trọng dụng trong một thời gian dài ở nước Nga thời hậu xô viết. Và cũng từ đó tình báo phương Tây, đặc biệt là Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) và Cơ quan tình báo Hoàng gia Anh (M15) mất đi đối thủ đáng gờm nhất của họ và có thể họ đã chủ quan.

Khi cựu điệp viên KGB Vladimir Putin được bổ nhiệm vào chức vụ Thư ký Hội đồng An ninh Nga, dư luận đã mường tượng ra việc hoạt động tình báo sẽ được nhà nước Nga khôi phục vị thế và vai trò trong việc bảo vệ giá trị, lợi ích và sức mạnh Nga. Khi ông Putin được chỉ định làm nguyên thủ quốc gia thì niềm tin ấy càng có cơ sở.

Trong cuộc chiến tình báo thì không thể so sánh tương quan lực lượng để từ đó nhận diện ưu thế thuộc về bên nào trong cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu xét về kết quả hoạt động đạt được và hiệu ứng tác động với đối phương thì có thể nhận diện được ưu thế của các bên trong cuộc chiến.

Và dường như tình báo Nga đang tỏ ra chiếm ưu thế so với phương Tây trong cuộc chiến thầm lặng này. Có thể phân tích kết quả và hiệu ứng của ba sự kiện gần đây để nhận diện điều đó.

Thứ nhất, việc Washington tố cáo Moscow gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Đây được xem là sự kiện lịch sử, bởi từ trước tới nay dư luận được biết chỉ tình báo Mỹ mới có thể tác động hoặc can thiệp vào đời sống chính trị của các nước khác trên thế giới, còn ở chiều ngược lại thì chưa có quốc gia nào tác động được vào chính trường Mỹ.

Trong gần một thế kỷ ra đời và tồn tại của Liên Xô, dù KGB được xem là đối thủ xứng tầm của CIA thì cũng chưa bao giờ Washington cáo buộc KGB gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị Mỹ - nhất là đến tiến trình bầu cử.

Điều này cho thấy, chiến tranh mạng – hình thức tiêu biểu nhất cho cuộc chiến tình báo hiện nay – không còn là ưu thế của Mỹ và phương Tây.

Ông Leon Panetta - cựu Giám đốc CIA đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama đã phải cảnh báo: “Đừng xem nhẹ những gì họ có thể hay sẽ làm. Chúng ta phải chuẩn bị tư thế. Trong mức độ nào đó họ đã thành công quấy rối tiến trình bầu cử của chúng ta. Và một khi chưa phải trả giá thì họ sẽ còn tiếp tục”.

Thứ hai, đối phó hiệu quả với những hiệu ứng của cuộc xung đột tại Ukraine, giảm thiểu thiệt hại cho nước Nga khi kẻ thù “ở ngay đầu ngõ”. Việc giải cứu thành công cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và đội quân lạ mặt xuất hiện đúng lúc tại miền đông Ukraine được xem là những bất ngờ cho đối thủ vì tính hiệu quả trong hoạt động của tình báo Nga.

Thứ ba, sự chính xác, tính hiệu quả trong các hoạt động quân sự của Nga tại Syria và đảm bảo an toàn cho Tổng thống Assad được cho là câu trả lời chuẩn xác nhất cho nghi vấn liệu tình báo Nga đã trở lại và thực sự lợi hại hơn xưa.

Tình báo Nga đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng với Kremlin trong việc đưa nước Nga trở lại bàn đồ chính trị của các siêu cường trên thế giới.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/phuong-tay-dang-co-cuoc-chien-khoc-liet-khac-voi-nga-3322429/