PHIÊN HỌP LẦN THỨ NHẤT CỦA BAN BIÊN SOẠN CUỐN SÁCH 'BIÊN NIÊN SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ CƠ QUAN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI (1946-2025)'

Sáng 22/02, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ban Biên soạn cuốn sách 'Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)' tổ chức Phiên họp lần thứ Nhất để triển khai một số nội dung công việc liên quan đến công tác phối hợp nghiên cứu, biên soạn cuốn sách.

Toàn cảnh Phiên họp lần thứ nhất của Ban Biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)”.

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà chủ trì Phiên họp.

Tham dự Phiên họp còn có Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Trịnh Giáng Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Hoàng Thị Lan Nhung cùng đại diện một số đơn vị của Văn phòng Quốc hội và các chuyên gia Biên soạn cuốn sách.

Báo cáo công tác triển khai nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”, Phó Vụ Trưởng Vụ Thông tin Trần Liên Diệp cho biết: Triển khai Thông báo kết luận số 175-TB/ĐU ngày 30/10/2023 của Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội về chủ trương nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội”; Quyết định số 1251/QĐ-VPQH ngày 8/11/2023 của Văn phòng Quốc hội về việc thành lập Ban Biên soạn và Kế hoạch số 2984/KH-VPQH ngày 15/11/2023 của Văn phòng Quốc hội về việc triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”; để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên trong toàn đảng bộ, Vụ Thông tin chủ trì phối hợp với Văn phòng Đảng – đoàn thể, các cơ quan, đơn vị hữu quan, chuyên gia nghiên cứu, biên soạn cuốn sách. Theo đó, được sự quan tâm của Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, từ năm 2014 Vụ Thông tin đã phối hợp với Văn phòng Đảng ủy (nay là Văn phòng Đảng – Đoàn thể) tổ chức công tác sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương phục vụ nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, tuy nhiên, nguồn tài liệu thời điểm đó chưa được sưu tầm đầy đủ nên công tác biên soạn cuốn sách bị gián đoạn. Từ năm 2023, Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã quan tâm chỉ đạo Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội triển khai nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”.

Ngày 29/8/2023, Vụ Thông tin đã phối hợp với chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử xây dựng Tờ trình, đề cương cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội” trình Đồng chí Phó Chủ nhiệm phụ trách Phạm Thái Hà và Đồng chí Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường (Tờ trình và đề cương cuốn sách đã được lãnh đạo Văn phòng Quốc hội phê duyệt tại văn bản số 433/TTr-TT) làm cơ sở chỉ đạo, định hướng việc biên soạn cuốn sách.

Phó Vụ Trưởng Vụ Thông tin Trần Liên Diệp.

Ngày 8/11/2023, Vụ Thông tin đã tham mưu văn bản trình Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành Quyết định số 1251/QĐ-VPQH thành lập Ban Biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”.

Ngày 15/11/2013, Vụ Thông tin đã tham mưu văn bản trình lãnh đạo Văn phòng Quốc hội ban hành Kế hoạch số 2984/KH-VPQH triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”.

Ngày 03/01/2024, Văn phòng Đảng – Đoàn thể đã tham mưu văn bản số 567-CV/VPĐ-ĐT gửi các Đảng bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cuốn sách.

Vụ Thông tin đã phối hợp với các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội, Cục Lữu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục Văn thư lưu trữ Hà Nội triển khai công tác sưu tầm, tập hợp, tổng hợp tài liệu, hình ảnh và xây dựng các chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu.

Tại Phiên họp, các đại biểu, chuyên gia đều khẳng, việc biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)” là cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và cơ quan. Việc biên soạn cuốn sách cũng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng; giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn bộ Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt là thiết thực chào mừng 80 năm ngày diễn ra cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên (06/01/1946-06/01/1946) và chào mừng Đại hội Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2025-2030.

Ngoài ra, các đại biểu, chuyên gia còn cho ý kiến về kết cấu, nội dumg cơ bản của Đề cương Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, chọn lọc tư liệu lịch sử cho cuốn sách, các dấu mốc sự kiện lịch sử của Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội. Một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cuốn sách cần tham khảo thêm Điều lệ Đảng, giai đoạn của các Đại hội Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; bổ sung thêm nhiều hình ảnh lịch sử cho cuốn sách... Ngoài ra, nhiều đại biểu, chuyên gia đề xuất đổi tên cuốn sách là “Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025”.

Các đại biểu, chuyên gia tham dự Phiên họp.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà nhấn mạnh: Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội là Đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, thực hiện và chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị và hướng dẫn của Đảng bộ cấp trên. Trải qua gần 80 năm hoạt động, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội đã không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và cơ quan.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng; giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; đặc biệt là thiết thực chào mừng 80 năm ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026) và chào mừng Đại hội Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2025-2030, lần đầu tiên Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức, nghiên cứu biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)” một cách bài bản, chuyên sâu với sự tham gia của các nhà nghiên cứu chuyên ngành lịch sử Đảng, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội.

Để triển bảo đảm hiểu quả công việc, Ban Biên soạn tổ chức Phiên họp lần thứ nhất để triển khai một số nội dung công việc liên quan đến công tác phối hợp và những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách. Theo chương trình, sau khi nghe các báo cáo về công tác triển khai nghiên cứu, biên soạn cuốn sách đề nghị các đồng chí tập trung cho ý kiến về những nội dung nêu trên. Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các đồng chí, Ban Biên soạn sẽ tiếp thu và triển khai các công việc để bảo đảm công tác nghiên cứu, biên soạn cuốn sách hiệu quả và đúng tiến độ.

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà phát biểu tại Phiên họp.

Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, phiên họp lần thứ nhất Ban biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)” đã thành công tốt đẹp.

Trước hết, thay mặt Ban Biên soạn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà ghi nhận, đánh giá cao các đồng chí trong Vụ Thông tin, Văn phòng Đảng - đoàn thể phối hợp với các chuyên gia lịch sử đã chủ động trong công tác sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương và nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, đồng thời chuẩn bị các tài liệu để chúng ta tổ chức phiên họp hôm nay; đánh giá cao các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đồng chí để triển khai hiệu quả, đúng tiến độ công tác biên soạn cuốn sách.

Thứ hai, giao Vụ Thông tin phối hợp với Văn phòng Đảng – Đoàn thể tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu tại cuộc họp; tiếp tục sưu tầm tài liệu liên quan đến công tác biên soạn cuốn sách; biên tập phần V (phục lục) cuốn sách bao gồm: danh sách và ảnh chân dung Bí thư, Ban chấp hành Đảng bộ qua các thời kỳ; một số hình ảnh tiêu biểu về Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ cấp trên trao tặng cho Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội…

Thứ ba, giao Vụ Thông tin phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu sớm hoàn thiện nội dung bản thảo gửi xin ý kiến Ban Biên soạn vào Quý II/2024 và triển khai in ấn, xuất bản, phát hành vào Quý IV/2024.

Thứ tư, giao Văn phòng Đảng – Đoàn thể tiếp tục đôn đốc phối hợp với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội cung cấp thông tin tư liệu phục vụ cuốn sách; cung cấp, sưu tầm, tập hợp danh sách và ảnh chân dung Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ, Ban chấp hành đảng bộ qua các nhiệm kỳ và một số ảnh tiêu biểu về hoạt động của Đảng bộ cơ quan Văn phòng quốc hội phục vụ biên tập phục lục cuốn sách; lên danh sách, địa chỉ và phương thức liên lạc của các đồng chí nguyên Bí thư, Phó Bí thư, Ban thường vụ Đảng ủy các khóa cũ, các nhân chứng lịch sử để sưu tầm tài liệu, phỏng vấn khai thác tư liệu và đối chiếu nguồn tài liệu có liên quan đến các sự kiện của Đảng bộ Văn phòng Quốc hội qua các thời kỳ.

Thứ năm, các chuyên gia Viện Lịch sử Quân sự, Viện Sử học cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn bảo đảm đúng tiến độ đã đề ra để kịp thời xuất bản, phát hành đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2025); 79 năm ngày Truyền thống Văn phòng Quốc hội (3/2/1946 – 3/2/2025) và thiết thực chào mừng đại hội Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà yêu cầu, trong quá trình thực hiện Vụ Thông tin, Văn phòng Đảng – Đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để bảo đảm triển khai công việc hiệu quả, đúng tiến độ đề ra. Nếu có những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc đề nghị các đồng chí báo cáo Trưởng ban và Phó Trưởng ban Biên soạn để kịp thời giải quyết.

** Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp lần thứ nhất của Ban Biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)”.

Các đại biểu, chuyên gia tham dự Phiên họp.

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà nhấn mạnh việc biên soạn cuốn sách xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng; giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt là thiết thực chào mừng 80 năm ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026)...

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Trịnh Giáng Hương khẳng định tầm quan trọng của việc biên soạn cuốn sách.

Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Hoàng Thị Lan Nhung công bố Quyết định thành lập Ban Biên soạn cuốn sách.

Đồng chí Lê Thanh Kim, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân đóng góp ý kiến.

Đồng chí Lò Việt Hà, Chi ủy viên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội nhấn mạnh về tầm quan trọng của Điều lệ Đảng, giai đoạn của các Đại hội Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội khi biên soạn cuốn sách.

TS.Lê Văn Phong, Viện Sử học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Đồng chí Trương Thị Diệu Thúy, Chi ủy viên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật.

Đồng chí Nguyễn Danh Tú, Chi ủy viên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm tại Phiên họp.

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Biên soạn Phạm Thái Hà phát biểu kết luận Phiên họp và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp hoàn thiện cuốn sách./.

Bích Lan - Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-van-phong-quoc-hoi.aspx?itemid=84795