Ông ngoại

Năm tôi lên bảy tuổi, mẹ gửi tôi cho ông bà ngoại trông giữ. Nhà ông ngoại tọa lạc tại một khu đất dưới chân núi Kết. Dưới thời Vua Gia Long đầu thế kỷ XIX chođến nay, phố Kết thuộc thị trấn Rừng Thông, phủ Đông Sơn.

Từ nhà ông ngoại nhìn sang con lộ 47 trướcmặt là dãy núi đất Phượng Lĩnh dài hàng ki-lô-mét trông như những bức thành lũy thời Hy Lạp cổ đại .Mặt sau là đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay, vào mùa lúa chín rộn rã tiếng nói cười của các thôn nữ, trai làng gặt lúa chở về sân kho hợp tác xã. Giữa cánh đồng còn có con sông Nông Giang trong vắt, uốn lượn, đưa nước đến tận các chân ruộng. Vào mùa mưa, nước ngập mấp mé ngọn cây lúa, có năm lụt lội cả cánhđồng lúa và hoa màu chìm trong biển nước mênh mông trắng xóa.

Mọi người quen gọi ông ngoại tôi là ông Ký Định, vìthời thuộc Pháp ông làm thư ký cho một viên quan tư ở sở Lục lộ. Gia đình ông ngoại ngày ấy thuộc hàng vương giả, có nhà lớn trên phố tỉnh, có của ăn của để,nuôi cả gia nhân trong nhà. Hơn nữa ông còn sắm cả xe ô tô nhãn hiệu Peugeot Pháp Quốc, có lái xe riêng đưa ông đến nhiệm sở và đưa đón mẹ tôi lúc đó đang theo học trường Dòng, do giáo xứ Thanh mở. Ông có tướng mạo phương phi, tính khí gia trưởng và độc đoán nhưng lại rất thương vợ, yêu con cháu.

Ngày trẻ, ông yêu rồi cưới bà ngoại, người con gái xứ Nghệ hiền lành chịu thương chịu khó. Bà sinh hạ cho ông ba thục nữ và một nam tử. Mẹ tôi là chị cả, tiếp đến là hai bà dì. Cậu Quang là con út, học giỏi, năm 17 tuổi đỗ tú tài. Một hôm đang ngồi đọc sách ngoài vườn cậu bị kẻ xấu chẳng hiểu từ đâu, ném một hòn đá vào đầu, cậu bị trọng thương, sau đó bỏ ông bà mà đi. Bà ngoại vốn hiền lành, cả đời chưa cãi chồng lấy nửa lời. Ông tuy nóng nảy, độc đoán nhưng chưa một lần thượng cẳng chân hạ cẳng tay với bà.

Có lần giận bà, ông tức khí xô cái chum sành đựng nước cạnh cầu ao lăn tõm xuống nước cho hả cơn giận. Bà ngồi trong bếp nhìn ra sợ hãi khóc thút thít. Những lúc như vậy tôi thấy thương bà lắm. Thương bà bao nhiêu, tôi lại giận ông bấy nhiêu. Giận không phải vì những trận đòn roi ông dành cho tôi, mà bởi ông không hiểu tấm lòng bà dù bà đã cả đời hầu hạ chồng con, không đòi hỏi bất cứ điều gì cho mình.

Trước cách mạng, người ta xếp ông vào thành phần tiểu tư sản, vì ông giàu lại nuôi kẻ ăn người ở trong nhà. Một đêm đang ngủ, ông giật mình tỉnh giấc thấy lửa bùng lên từ gian bếp rồi lan nhanh lên nhà trên. Ông la hét gọi vợ con dậy thoát ra ngoài, cũng là lúc ngọn lửa thiêu trụi toàn bộ gia sản, ông bà trắng tay. May lúc đó ông đang làm việc ở công ty vật liệu kiến thiết tỉnh, còn đồng lương ít ỏi nuôi sống gia đình.

Năm 1964, cuộc chiến tranh leo thang lần thứ nhất của giặc Mỹ ra miền Bắc diễn ra rất ác liệt, ông nhận lệnhsơ tán rời trung tâm tỉnh lỵ về nông thôn. Ông mua căn nhà ba gian, hai chái, mái lợp kè, tường xây đá ong của một người dân địa phương. Bên cạnh nhà còn có một lò bánh mì thủ công, hàng ngày mùi bánh thơm phức bay sang tận phòng ngủ của tôi. Những hôm bụng đói meo được anh Dậu, thợ làm bánh thân với ông ngoại, lấy trộm vài cái ném qua hàng rào cho tôi giải quyết cơn đói. Một lần khác, bánh vừa ra lò, anh gọi rồi ném cho mấy cái bánh còn nóng hổi, tôi đưa tay bắt hụt bánh bay vèo vào chuồng lợn khiến tôi tiếc ngẩn ngơ,nhưng đổi lại hai chú lợn con háu ăn được bữa sáng ngon lành.

Về hưu, để có thêm thu nhập, ông mở một quán nước cho bà bán ba thứ lặt vặt như nước chè xanh, kẹo dồi,kẹo lạc, kẹo vừng, lạc rang, bánh đa và một số trái cây hái sau vườn. Đặc biệt, quán ông bán cả rượu chui, thứ rượu quê nút lá chuối thơm ngon nổi tiếng, được chủ lò rượu thủ công ở làng Đại Bái lén lút cung cấp.

Có rượu ngon nên quán ông lúc nào thực khách cũng đông. Mấy ông về hưu trốn vợ, cánh thợ xây dựng nghỉ trưa, dăm ba khách đi đường dừng chân ghé vào làm vài choác rượu, nhâm nhi củ lạc rang, cái bánh đa vừng rồi thả sức chém gió. Ngày đó rượu cuốc lủi bị nhà nước cấm triệt để nên người ta tìm đủ mọi cách để lưu thông. Có cô cho rượu vào bọc ni lon, bó giữa bụng giả làm đàn bà chửa, qua mặt các chốt quản lý thị trường.Chẳng vậy mà bà tôi khi có khách, rót rượu vào chén xong lại phải mang chai rượu ra căn hầm nhỏ sau vườn chuối cất giấu.

Có lần đang rót rượu cho khách, bất ngờ ba cán bộ quản lý thị trường phục ngoài đường xông vào bắt quả tang ông bà bán rượu lậu. Họ định lập biên bản nhưng lúc đó ông ngoại nhanh trí dúi vào tay ba vị quan mỗi vị mấy đồng bạc, họ mới chịu tha. Một vị sau đó còn lớn tiếng:

- Nể cụ Ký Định, chúng em tha, chứ người khác chúng em tịch thu đấy!

Nói xong nháy hai vị trong nhóm chào ông ngoại rồi tiến thẳng ra đường.

Kỳ nghỉ hè năm nay mẹ tôi đưa cậu em trai đến ở cùng tôi tại nhà ông ngoại. Tôi xưa nay nổi tiếng nghịch ngợm nhất nhà, còn chú em lại hiền lành ít nói. Được cái hai anh em na ná giống nhau nên mọi người thường hay nhầm lẫn giữa tôi và cậu ấy.

Một hôm, có ông già đi câu cá, vào quán ông ngoại uống rượu. Ông ta dựng cần câu, lưỡi câu có móc một chú nhái bén cùng cái giỏ trước cửa quán. Trong lúc ông ta đang mải mê uống rượu, tôi liền tiến đến gỡ con nhái bén ra khỏi lưỡi câu vứt đi rồi trốn ra sau vườn chuối. Một lát sau, ông đi câu mặt đỏ phừng phừng từ trong quán bước ra, nhìn lưỡi câu không thấy con nhái đâu ông ta tức lắm, chửi đổng:

- Mẹ kiếp, thằng mất dạy nào gỡ mất mồi câu của ông. Ông mà tóm được ông xé xác!

Thấy cậu em trai tôi đang ngồi bên bậu cửa, ông ta sấn sổ tiến lại véo tai tra hỏi. Bất ngờ bị ông đi câu vô cớ mắng nhiếc, chú em hét toáng lên:

- Cháu không biết. Ông ngoại ơi ông ngoại, cái ông này đánh cháu!

Từ trong nhà, nghe thằng cháu la hét, ông ngoại chạyra hỏi:

- Có chuyện chi vậy?

Cậu em tôi chưa kịp lên tiếng thì ông ta đã gầm lên:

- Ông Ký Định xem thằng cháu ông nghịch cần câu củatôi, lại còn già mồm. Rõ ràng lúc tôi đang uống rượu trong nhà nhìn ra thấy nó cứ lúi húi cạnh đó, vậ ykhông nó thì còn ai vào đây?

Ông ngoại tôi nhã nhặn:

- Thôi ông tha cho cháu, để tôi vào bảo ban nó!

Ông ta chẳng thèm đáp lại, vừa đi vừa lẩm bẩm chửi rủa: “Đồ mất dạy!”

Còn ông ngoại tôi, chẳng hiểu đầu cua tai nheo thế nào liền lôi cổ cậu em trai tôi vào nhà bắt nằm sấp trên giường, đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Từ ngoài cửa sổ nhìn vào thấy cậu em bị đánh oan, tôi ân hận lắm! Sau này khi đã lớn, tôi đem chuyện xưa kể cho em trai nghe, cậu cười rồi nói:

-Bây giờ anh có muốn minh oan cho em cũng chẳngcòn cơ hội, ông ngoại

chết rồi còn đâu.

Một lần khác tôi xui cậu em vào trộm kẹo của ông bà,cậu em nhát gan không dám làm. Thấy vậy tôi bảo:“Mày đứng canh chừng ông bà, tao vào lấy cho”. Hôm đó, tôi và cậu em được một bữa ăn kẹo thoải mái.

Ăn quen bén mùi, hôm khác tôi lại dùng bài cũ bảo cậu em canh cửa để tôi lẻn vào lấy trộm kẹo. Nhưng lần này số tôi đen bị ông bắt quả tang, và dĩ nhiên sau đó ông lôi hai thằng cháu vào nhà nện cho một trận đòn chí tử. Hóa ra mấy lần ông để ý thấy hũ kẹo chưa bán đã vơi, sinh nghi ông mật phục thì tóm được hai thằng cháu đang giở trò mèo. Tôi thầm nghĩ, đúng là “đi đêm lắm có ngày gặp ma”.

Vào ngày hè oi nồng tôi thường rủ mấy thằng bạn cùngtrang lứa ra con sông Nông Giang sau nhà tắm mát. Một lần, hoàng hôn đã buông sau dãy núi mờ xa,nhưng tôi và lũ bạn vẫn nấn ná tắm thêm chưa muốn về. Đang nô đùa dưới sông, bỗng trên bờ bà dì đến tự lúc nào, gọi toáng:

- Toàn, ông bảo mày về ngay!

Thấy bà dì gọi tôi định trèo lên bờ theo dì về nhà,nhưng khốn nỗi lúc đó cái của nợ của tôi căng cứng khiến tôi không thể lên bờ để về được.

- Dì về trước đi, cháu sẽ về ngay! - Tôi nói rồi nhìn dì vẻ bối rối.

Bà dì đi rồi, một lúc sau tôi mới lên bờ mặc quần áo rôìí ới gọi lũ trẻ cùng về. Vừa về đến nhà, tôi bị ông ngoại lôi cổ vào phản đánh cho một trận đòn nhừ tử vì cái tội bỏ nhà đi tắm không xin phép. Một lần khác, thấy dì tắm trong phòng tôi tò mò bắc ghế trèo lên nhìn trộm,bất chợt ông ngoại đi qua tóm được liền kéo tai tôi vào buồng bắt nằm sấp xuống giường, đánh cho mười roi đỏ mông đít vì cái tội bậy bạ.

Tuổi thơ của tôi ở cứ thế trôi qua với bao kỷ niệm buồn vui về một vùng quê ngoại ô đồng lúa chín vàng, cánh diều bay no gió và cả những trận đòn roi của ông ngoại. Cho đến một ngày mẹ tôi lên đón tôi về chuẩn bị cho chặng đường học tập dài đằng đẵng.

Những tháng ngày sau, do bận bịu học tập, tôi ít có dịplên thăm ông bà ngoại, chỉ thi thoảng nhà ông bà có giỗ, bố mẹ mới đèo chúng tôi lên. Những lúc như vậy,tôi rất thích thú được thăm lại vùng đất một thời sơ tánc ùng tuổi thơ nhọc nhằn gian khó.

Năm 1973, cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn cam go ác liệt nhất. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tôi cùng nhiều học sinh tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Trong một cuộc hành quân tiến về cửa ngõ thành phố Buôn Ma Thuột,tôi nhận được tin sét đánh, ông ngoại mắc căn bệnh ung thư quái ác đã ra đi mãi mãi. Bà ngoại, do buồn đau, ít lâu sau cũng theo ông về miền cát trắng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi được cấp trên cho phục viên trở về quê nhà. Ngày đầu tiên,tôi cùng cậu em trai trở về ngôi nhà xưa ở con phố Kết thắp cho ông bà ngoại nén hương tưởng nhớ. Bên bàn thờ khói trầm hương nghi ngút, tôi đã được nghe hai bà dì kể lại những ngày cuối cùng chống chọi với căn bệnh hiểm ác ông đã chịu biết bao đau đớn nhưng vẫn lạc quan động viên bà và con cháu nén đau thương mà sống cho tốt. Ông còn cười nheo mắt, nhắc lại kỷ niệm xưa về đứa cháu cưng tinh nghịch, thường xuyên bị ông đánh đòn. Nghe đến đây lòng tôi đau quặn thắt, nước mắt nhòa đi rồi òa lên khóc nức nở, như thấy ông ngoại hiện về với vẻ mặt u buồn. Tôi thầm gọi: Ông ngoại ơi,cháu về rồi đây!

---------------

Trong tập truyện "Bão đời" của Phạm Công Thắng, NXB Văn học, 2024

Truyện ngắn của Phạm Công Thắng

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/huawei-dan-dau-the-gioi-ve-so-luong-bang-sang-che-quoc-te-trong-nam-2023-a23839.html