Nông thôn Việt Nam: Đi tìm nét văn hóa người La Hủ

Dân tộc La Hủ ở Việt Nam có khoảng trên 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Cũng như những cư dân miền núi khác, người La Hủ có niềm tin vào quan niệm vạn vật trên trái đất đều có linh hồn và sự sinh - tồn - suy - diệt đều do các vị thần có quyền năng định đoạt.

Câu chuyện về nguồn gốc xuất xứ của tộc người La Hủ cho đến nay vẫn còn mang nhiều suy đoán. Từng có thời gian, tộc người La Hủ chỉ quen với lối sống và lối canh tác du canh du cư. Họ sống lang thang trên các triền núi cao, trong các thung lũng mà ít có quan hệ với các cộng đồng dân tộc sống xung quanh.

Một giả thuyết khác cho rằng người La Hủ và người Hà Nhì có chung một nguồn gốc. Do mâu thuẫn nội bộ nên đã tách ra thành 2 tộc người. Sở dĩ có phỏng đoán này là bởi La Hủ và Hà Nhì có nhiều điểm tương đồng trong ngôn ngữ và trang phục.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu - nơi người La Hủ sinh sống chủ yếu, có thể thấy rất rõ sự gắn kết cộng đồng của hai dân tộc La Hủ và Hà Nhì. Họ sống cùng nhau trong một bản làng, kết hôn, sinh con, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, thói quen, nét đẹp văn hóa và lối sống. Thậm chí, ở một số khu vực - nơi hai dân tộc sống quần tụ, do số lượng dân số của cộng đồng Hà Nhì chiếm ưu thế nên đã xảy ra tình trạng đồng hóa văn hóa Hà Nhì trong cộng đồng La Hủ. Đồng hóa ngôn ngữ là một ví dụ.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nong-thon-viet-nam-di-tim-net-van-hoa-nguoi-la-hu-217303.htm