Nóng: Ba Lan cung cấp tên lửa, Ukraine tự tin 'vít cổ' máy bay Nga

Ba Lan đã xác nhận sẽ cung cấp tên lửa phòng không di động Piorun GROM-M do nước này sản xuất, dựa trên thiết kế tên lửa Liên Xô cho Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan đã thông qua nghị quyết cung cấp hệ thống tên lửa phòng không di động Piorun GROM-M MANPADS sản xuất trong nước cho Ukraine sau căng thẳng với Nga.

Là một thành viên của NATO, Ba Lan muốn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Ukraine bằng cách cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí bao gồm hệ thống tên lửa phòng không di động Piorun GROM-M MANPADS.

Trong cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 1/2/2022, Tổng thống Ba Lan Andrzej Sebastian cho biết, Ba Lan sẽ cung cấp cho Ukraine "bất kỳ sự giúp đỡ nào" để hỗ trợ cho chính quyền Kiev các nhu cầu nhân đạo và quân sự.

Piorun (nghĩa là "tiếng sét" trong tiếng Ba Lan) là một hệ thống phòng không cơ động do Ba Lan sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt máy bay bay thấp, máy bay, trực thăng và các phương tiện bay không người lái.

Hệ thống Piorun bao gồm cả bộ phận phóng và tên lửa có tổng trọng lượng là 16,5 kg. Thiết kế của bộ phận phóng dựa trên tên lửa đất đối không di động hồng ngoại 9K38 Igla (SA-18 Grail) do Liên Xô sản xuất.

Tên lửa của hệ thống Piorun là thiết kế cải tiến dựa trên tên lửa PPZR Grom, có tên là GROM-M. Piorun sử dụng một tên lửa tầm ngắn mới, bao gồm một đầu đạn có thể bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách từ 400 m đến 6 km và từ độ cao tối thiểu 10 m đến tối đa 4 km.

Piorun được thiết kế để vận hành bởi một người lính. Tên lửa bao gồm một đường đạn một tầng, một bệ phóng hình ống sử dụng một lần, một cơ chế khởi động và một nguồn cung cấp năng lượng trên mặt đất.

Hệ thống Piorun có một bàn phím nhỏ ở bên phải của mô-đun kích hoạt có thể được sử dụng để chọn các loại mục tiêu, môi trường và chế độ làm việc. Ngoài ra còn có một ống ngắm quang học ngày/đêm gắn trên ống phóng.

Piorun đã được Lực lượng trên bộ Ba Lan sử dụng từ năm 1995. Tên lửa cũng được xuất khẩu sang các nước khác, bao gồm Gruzia đã mua 30 bệ phóng và 100 tên lửa vào năm 2007.

Theo thông cáo báo chí trong Chiến tranh Nga-Gruzia Tên lửa Piorun do Ba Lan sản xuất đã nhắm mục tiêu máy bay và trực thăng Nga 20 lần, 12 tên lửa đã được bắn đi, trong đó có 9 quả trúng mục tiêu và nhiều khả năng là đã bắn hạ một chiếc Su-25.

Quân đội Indonesia cũng đã mua khoảng 152 tên lửa Piorun thuộc hệ thống Kobra (Aster), bao gồm 4 bệ phóng di động Poprad, 12 bệ phóng ZUR-23-2 kg-I cùng 76 tên lửa được giao vào năm 2007 và hệ thống thứ hai được đặt hàng vào năm 2006.

Cuối năm 2008, báo chí Nga cho rằng quân đội nước này đã tìm thấy tên lửa Piorun GROM của Ba Lan ở Chechnya. Báo chí Ba Lan ngay lập tức phản ứng cáo buộc Nga ngụy tạo bằng chứng liên kết Ba Lan với cuộc xung đột đó, cho rằng tên lửa được người Nga chuyển từ Gruzia đến Chechnya.

Vào ngày 20/12/2016, đại diện của Bộ Quốc phòng Ba Lan đã ký một thỏa thuận với công ty MESKO SA, thành viên của PGZ Group về việc sản xuất và cung cấp hệ thống phòng không di động "PIORUN" (MANPAD) cho lực lượng vũ trang nước này.

Giá trị của hợp đồng là gần một tỷ Zloty Ba Lan. Theo thỏa thuận, công ty MESKO SA trong giai đoạn 2017-2022 sẽ sản xuất và cung cấp cho lực lượng vũ trang Ba Lan 1.300 tên lửa và 420 thân súng của hệ thống phòng không di động “PIORUN” (MANPAD). Nguồn ảnh: Guns.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-ba-lan-cung-cap-ten-lua-ukraine-tu-tin-vit-co-may-bay-nga-1659474.html