Những thói quen nguy hiểm 'chết người' cần lưu ý khi nấu ăn

Những thói quen tưởng chừng vô hại khi nấu ăn dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn và gia đình ngày càng 'xuống cấp'.

Đun dầu ăn quá nóng

Hầu hết các công thức nấu ăn bắt đầu với việc đun nóng dầu trong chảo. Thông thường, bạn sẽ cho dầu vào trước rồi bật lửa để cho bếp nóng lên. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta hay tranh thủ làm những công đoạn khác.

Đun dầu ăn quá nóng là một trong những thói quen tai hại mà nhiều người hay mắc phải

Đun dầu ăn quá nóng là một trong những thói quen tai hại mà nhiều người hay mắc phải

Khi có làn khói xuất hiện, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để thêm nguyên liệu vào. Thao tác này mang tính phản khoa học bởi khi đun dầu quá nóng, các phân tử trong đó bắt đầu bị phá vỡ, phá hủy chất chống oxy hóa có lợi của dầu và hình thành các hợp chất có hại.

Đun nóng thực phẩm không đều

Nếu thực phẩm được đun nóng không đều, nó có thể để lại 1 ‘vùng lạnh’. Vùng lạnh này có thể khiến vi khuẩn có hại sinh sôi. Do đó trước khi đun nóng thực phẩm, hãy luôn phân phối nhiệt đều và nếu cần thì thêm chút nước vào rồi khuấy đều. Đồng thời, bạn nên đậy nắp vì điều này sẽ giúp giữ nhiệt bên trong.

Cho nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc

Nấu ăn đôi khi đòi hỏi sự kiên nhẫn của người nội trợ. Nếu thực phẩm bạn chuẩn bị quá nhiều, hãy chia ra làm từng mẻ chứ không nên dồn tất cả cùng một lúc làm chiếc chảo đầy lên tận miệng.

Cho nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc làm đồ ăn bị mềm và kém hấp dẫn

Thao tác này khiến bạn nấu (đun) mất nhiều thời gian hơn, làm đồ ăn bị mềm và kém hấp dẫn. Một số chất dinh dưỡng có thể bị bay hơi. Đặc biệt khi chế biến các món thịt, cho quá nhiều thịt trong chảo sẽ làm giảm nhiệt độ của chảo nhanh, có thể gây dính và gây một loạt các vấn đề khác.

Sử dụng dụng cụ bằng kim loại trên chảo chống dính

Đây hoàn toàn không phải là một thói quen tốt. Bạn có thể vô tình làm xước lớp chống dính, cũng khiến hợp chất PFCs ngấm vào đồ ăn một cách dễ dàng. Dùng các dụng cụ làm bằng gỗ hay cao su chịu nhiệt để thay thế là một giải pháp an toàn.

Hâm nóng cơm nguội

Thói quen hâm nóng cơm nguội bằng cách hấp hay rang đều là thói quen của rất nhiều người Việt, nhưng thói quen này cực kì nguy hiểm đây chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.

Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong.

Hâm nóng cơm nguội là thói quen của rất nhiều người Việt

Cơm nguội dù về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu. Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều. Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.

Làm nguội thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh

Phần lớn mọi người nghĩ rằng trước khi đặt thực phẩm vào tủ lạnh thì phải làm nguội trước. Đây là sai lầm lớn vì việc để thực phẩm nóng ở nhiệt độ phòng sẽ mời chào vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đừng để thực phẩm quá nóng hoặc mới luộc vào tủ lạnh ngay vì sự tỏa nhiệt của nó có thể khiến thực phẩm mau hỏng.

Thay vào đó hãy làm nguội nhanh bằng nước lạnh hoặc để đồ ăn vào 1 chiếc hộp mới rồi đặt ở 1 khu vực mát trong nhà. Bằng cách này, bạn sẽ giúp hạ thấp nhiệt độ và đặt đồ ăn vào tủ lạnh nhanh hơn.

Hòa Lê (T/h)

Hòa Lê

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/nhung-thoi-quen-nguy-hiem-chet-nguoi-can-luu-y-khi-nau-an-d104299.html