Những sai lầm khi ăn cá đang 'giết dần' sức khỏe gia đình bạn

Những thói quen ăn cá dưới đây không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí còn gây bệnh mà bạn không hề hay biết.

Cá là nguồn đạm quý với đủ các axit amin cần thiết, trong đó hàm lượng lysin, tyrosine, tryptophan, systin, methionine còn cao hơn thịt. Chất đạm của cá tươi lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Hơn nữa, cá là nguồn tốt nhất cung cấp omega-3, dưỡng chất có ích cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ trầm cảm, đau tim và suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, khi ăn cá cần phải chú ý những điều sau để không gây hại cho sức khỏe:

Ăn cá lúc đói bụng có thể dẫn đến bệnh thống phong (gút)

Hiện nay có một xu hướng rất phổ biến là nhiều người ăn cá để giảm cân. Khi ăn cá trong tình trạng đói bụng (ăn cá thay cơm) sẽ dẫn đến khả năng dẫn đến bệnh gút (gout).

Bệnh gút xảy ra do quá trình tích tụ acid uric lâu dài trong máu dẫn đến lượng purin trong cơ thể cao. Bệnh gút xuất hiện là do uric axit purine chuyển hóa dẫn đến khả năng tăng tổn thương các mô.

Đại đa số thực phẩm từ cá bản thân rất giàu purine, nếu khi bụng rỗng mà ăn nhiều cá chứa purine, sẽ không đủ để phá vỡ carbohydrates trong thức ăn, làm mất cân bằng lượng axit trong cơ thể.

Nếu đây là cách ăn thường xuyên, sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn, làm tăng tình trạng gút ngày càng trầm trọng hơn.

Chuyên gia khuyến cáo:

Mọi người lưu ý trước khi ăn cá có thể ăn một số thực phẩm chất béo thấp chứa carbohydrate, như ngũ cốc, cháo kiều mạch, khoai môn… để lót dạ.

Trong bữa ăn có thể nên ăn một chút tinh bột như khoai lang, ngô ngọt, khoai tây… để cân bằng độ pH cơ thể, giảm purine gây tổn hại sức khỏe.

Ăn cá sống dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan

Nhiều người thích ăn cá sống sashimi tươi ngon (gỏi) mà không biết rằng điều này sẽ gây hại cho gan nhiều đến thế nào. Ăn cá sống là cách dễ dàng nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, gây ra bệnh sán lá gan và thậm chí là gây ra ung thư.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng nêu trong các báo cáo y tế, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan.

Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, có xác xuất nhiễm bệnh ký sinh trùng rất cao do môi trường sống ô nhiễm.

Ở một ngôi làng tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có nhiều người mắc bệnh sán lá gan, mà nguyên nhân chính được cho là người dân ở đây có thói quen rất hay ăn các món cá sống.

Khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau gan, gan phồng to, chóng mặt… bạn cần phải để ý ngay đến việc đi khám.

Những bệnh nhân khi đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra xơ gan, cổ trướng, và thậm chí tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo:

Nhiều người nghĩ rằng khi ăn cá sống chấm với gia vị nước mắm và giấm cũng coi như có thể đã tiêu diệt sán lá gan, an toàn để ăn.

Nhưng trong thực tế, gia vị nói chung, chẳng hạn như nước tương, giấm, mù tạt, rượu … không dễ dàng có thể giết chết ký sinh trùng.

Ngay kể cả khi bạn nhúng thức ăn vào nồi nước nóng 90 ℃ mà thời gian nấu không đủ cũng không thể giết chết giun sán, ký sinh trùng.

Do đó, nếu không quá "thèm" thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn món cá sống sashimi.

Đáng chú ý hơn, các ký sinh trùng sán lá gan khi vào trong cơ thể, giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng, không cảm thấy khác biệt, thậm chí tồn tại trong người cả chục năm.

Nhưng bi kịch ở chỗ, đến khi phát hiện ra bệnh thường là quá muộn. Nếu bạn vẫn duy trì sở thích ăn cá sống, hãy thường xuyên đi khám để xác nhận tình trạng nhiễm ký sinh trùng hay không.

Ăn mật cá giải độc trở thành trúng độc

Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc. Các chuyên gia Đông y dùng mật cá để trị các chứng bệnh như đau đầu, viêm họng, viêm tắc mạch ác tính.

Còn trong dân gian cũng lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho.

Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là "giã" được tật thì không ít người vẫn cứ cố "nuốt" để phòng bệnh theo phong trào.

Nghiên cứu cho thấy, mật cá khi ăn vào cơ thể sẽ có phản ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, mật cá có chứa một chất gọi là Carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại.

Các chất độc này không chỉ chịu nhiệt tốt, mà còn không thể dùng rượu để tẩy độc. Vì thế, dù là mật cá đã nấu chín hay ngâm chao qua rượu mà nuốt vào cơ thể đều không thể tránh được ngộ độc.

Khi ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh chóng, diễn biến bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Khi ngộ độc nhẹ sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng nặng hơn như gan to, vàng da, đau tức vùng gan, rất ít hoặc không có nước tiểu, đau thận.

Nếu một khi đã ngộ độc mật cá, nếu không kịp thời cứu chữa, có thể gây ra chứng tổn thương gan, suy thận và cuối cùng là tử vong.

Mức độ nhiễm độc của bệnh nhân nói chung liên quan đến việc người bệnh uống nhiều hay ít mật cá. Nuốt mật càng lớn thì khả năng trúng độc càng cao.

Chuyên gia khuyến cáo:

Người bình thường tuyệt đối không được ăn mật cá, hạn chế làm mật cá bị vỡ dính vào thịt cá. Nếu có bệnh cần ăn như một vị thuốc, nhất định phải được sự tư vấn của bác sĩ Đông y.

Những người tuyệt đối không nên ăn cá

Người bị ho

Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine.

Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histaminť.

Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể.

Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine.

Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu

Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

TH

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/suc-khoe/nhung-sai-lam-khi-an-ca-dang-giet-dan-suc-khoe-gia-dinh-ban-70421