Những quốc gia Đông Nam Á 'chơi sang' mua máy bay tiếp dầu trên không

Mặc dù không phải là những cường quốc quân sự, nhưng những quốc gia Đông Nam Á này vẫn phải cần đến sự phục vụ của máy bay tiếp dầu trên không.

Tiếp nhiên liệu trên không hay tiếp nhiên liệu không đối không là quá trình trao đổi nhiên liệu giữa các phi cơ quân sự trong quá trình chiếu đấu và làm nhiệm vụ. Cụ thể, khi một máy bay chiến đấu hết nhiên liệu, một máy bay khác sẽ được điều động đến hỗ trợ, trực tiếp nạp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu ở trên không.

Phương pháp tiếp nhiên liệu trên không cho phép các máy bay làm nhiệm vụ duy trì thời gian trên không, đồng thời giảm bớt lượng nhiên liệu mang theo để tăng tải trọng của máy bay. Phương pháp này chỉ được áp dụng với máy bay quân sự và những chuyến bay dài, từ 3.000 hải lý (5.600km) trở lên.

Việc sử dụng hay biên chế những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không trong quân đội, thường được sử dụng bởi những quốc gia có tiềm lực quân sự và có quy mô quân sự lớn, thường xuyên tham gia các hoạt động quân sự trên phạm vi rộng.

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết ở Đông Nam Á hiện cũng có 3 quốc gia “chịu chơi” và đang vận hành những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu của mình, bao gồm Malaysia, Indonesia và Singapore.

Thứ nhất là Không quân Hoàng Gia Malaysia, hiện lực lượng này đang sử dụng 4 chiếc Airbus A400M Atlas và 4 chiếc KC-130H. Airbus A400M Atlas có thể sử dụng cho nhiều mục đích như tiếp nhiên liệu, vận chuyển trang thiết bị quân sự như máy bay trực thăng, xe thiết giáp,…

Thứ nhất là Không quân Hoàng Gia Malaysia, hiện lực lượng này đang sử dụng 4 chiếc Airbus A400M Atlas và 4 chiếc KC-130H. Airbus A400M Atlas có thể sử dụng cho nhiều mục đích như tiếp nhiên liệu, vận chuyển trang thiết bị quân sự như máy bay trực thăng, xe thiết giáp,…

A400M có kích thước nằm giữa C-130 và Boeing C-17 Globemaster III; nó có thể mang tải nặng hơn C-130 và có thể sử dụng các đường cất hạ cánh thô sơ. Cùng với vai trò vận chuyển, A400M có thể thực hiện tiếp nhiên liệu trên không và sơ tán y tế khi được trang bị thiết bị thích hợp.

Năng lực vận chuyển hàng hóa của Airbus A400M dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với các máy bay hiện có, cả về trọng tải và khối lượng, đồng thời tầm bay cũng được tăng lên đáng kể. Máy bay có thùng hàng dài 17,7m không kể đường dốc, rộng 4m và cao 3,85m. Trọng tải tối đa 37 tấn, có thể bay trên 3.700km.

Thứ hai là lực lượng Không quân Cộng hòa Singapore, hiện đang sử dụng 6 chiếc Airbus A330 MRTT và 5 chiếc KC-130B/H. Hiện tại Singapore chỉ sử dụng Airbus A330 MRTT vì hầu như các máy bay chiến đấu của Không quân nước này chỉ hoạt động ở tần xuất thấp.

Máy bay A330 MRTT có thể mang tới 111 tấn nhiên liệu; đây là công suất cao nhất trong tất cả các máy bay chở nhiên liệu, ngay cả những máy bay có thùng nhiên liệu bổ sung trong khoang chở hàng. Nó có khả năng giảm tải 50 tấn nhiên liệu cho một loạt các nhiệm vụ kéo dài bốn giờ ở khoảng cách hơn 1.000 hải lý từ điểm cất cánh của nó.

A330 MRTT có thể mang trọng tải tối đa lên tới 45 tấn, kết hợp khoang hành khách và tầng dưới tối đa 300 hành khách. Ngoài ra, máy bay có thể bố trí cabin MedEvac với 40 cáng cứu thương, 20 chỗ cho nhân viên y tế và 100 hành khách; 27 container LD3 hoặc tám tấm pallet quân sự.

Còn những chiếc KC-130B/H thì chỉ hoạt động cầm chừng kể từ khi những chiếc máy bay Northrop F-5 và Douglas A-4 Skyhawk bị đưa vào trạng thái nghỉ, sau đó những chiếc KC-130B/H được chuyển đổi sang mục đích vận tải. Singapore cũng đã từng sử dụng Boeing KC-135 Stratotanker và sau đó bán 4 chiếc cho hãng hàng không Meta Aerospace.

Và cuối cùng là Không quân Indonesia, hiện đang sử dụng 1 chiếc KC-130B. Hiện Bộ Tài chính Indonesia đã chấp thuận cho nước này vay mượn nước ngoài 700 triệu USD để mua 2 máy bay tiếp nhiên liệu trên không A400M cho Không quân nước này.

KC-130 là máy bay tiếp dầu/vận tải chiến thuật đa nhiệm vụ, cung cấp hỗ trợ tiếp nhiên liệu. Máy bay cung cấp khả năng tiếp nhiên liệu cho cả máy bay chiến thuật và máy bay trực thăng trong bán kính hoạt động 930km, cũng như tiếp nhiên liệu mặt đất nhanh chóng khi có yêu cầu.

KC-130 có sức chứa nhiên liệu là 27.215kg. Khi cần thêm nhiên liệu, máy bay có thể giảm tải thêm 11.064 kg nhiên liệu từ thân máy bay để hỗ trợ máy bay khác. Hệ thống này cũng hoạt động mà không cần thùng chứa thân máy bay, do đó, khoang hàng hóa có thể được sử dụng để chở hàng trong cùng một nhiệm vụ, mang lại cho máy bay sự linh hoạt hơn nữa.

Còn lý do tại sao các quốc gia này lại “chơi lớn” mua máy bay tiếp nhiên liệu trên không là xuất phát từ vị trí địa lý của đất nước. Malaysia được chia ra làm 2 phần, 1 phần là ở phía Tây còn phần còn lại thì ở phía đông cách nhau khoảng 1.900km bở biển Đông.

Còn vị trí địa lý của Indonesia thì bị phân chia thành nhiều vùng, quốc gia được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo” và các vùng cách nhau rất xa. Còn Singapore thì do quốc gia này quá nhỏ nên phải thuê các căn cứ không quân ở Mỹ và Úc, vì vậy cũng cần sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không. Nguồn ảnh: Flickr.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-quoc-gia-dong-nam-a-choi-sang-mua-may-bay-tiep-dau-tren-khong-1642931.html