Những mốc son chói lọi của lực lượng hàng không mẫu hạm Anh

Với HMS Queen Elizabeth và HMS Price of Wales, Hải quân Hoàng gia Anh là một số ít quốc gia trên thế giới, sở hữu nhiều hơn 2 hàng không mẫu hạm.

Với 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales mới này, Vương Quốc Anh đã đạt được cột mốc quan trọng trong năm nay, với việc lần đầu tiên, Anh cho tiến hành các cuộc tập trận đồng thời giữa hàng không mẫu hạm mới của mình đồng thời với các máy bay phản lực tân tiến.

Và khuôn khổ của các cuộc tập trận với 2 tàu sân bay mới của Anh đã diễn ra ở 2 phía đối lập thế giới, giúp Anh tiến tới cột mốc thứ hai, khi điều này đang phản ánh được tầm ảnh hưởng của mình khi vươn ra toàn cầu, điều mà Vương Quốc Anh luôn hướng đến.

Cụ thể, vào tháng 9 vừa qua, Hải quân Hoàng gia Anh đã thông báo chính thức rằng, hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của mình đã tiến hành các cuộc tập trận đồng thời với máy bay phản lực cố định lần đầu tiên.

Khuôn khổ các cuộc tập trận sẽ bao gồm việc cất/hạ cánh các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tối tân F-35B của Mỹ, đây là phiên bản cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng được của mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-35 Lightning II Mỹ.

Vị trí thực hiện tiến hành động thái này của Anh được diễn ra với đồng thời 2 tàu sân bay mới nhưng ở vị trí khác nhau, với HMS Prince of Wales tại lãnh hải của Anh, và HMS Queen Elizabeth là tại Thái Bình Dương – cách nhau tới 7.000 dặm, và là 2 phía đối lập.

Trước các sự kiện này, Anh đã tiến hành loại biên tàu sân bay lớp Invincible cuối cùng của mình là HMS Illustrious, điều này cũng khiến cho Hải quân Hoàng gia Anh không còn một hàng không mẫu hạm nào trong biên chế của mình lần đầu tiên, sau gần một thế kỷ qua.

Chính vì vậy, việc tiến hành đưa 2 tàu sân bay mới vào biên chế là một điều rất cần thiết đối với Hải quân Hoàng gia Anh, cả 2 con tàu này đều được đánh giá là rất hiện đại, hiện đại nhất của Anh, và hoạt động hoàn toàn ổn định từ khi nhập biên đến nay.

Chi tiết về 2 hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth này, 2 con tàu được thiết kế với tổng tải trọng choán nước đạt 65.000 tấn, kích thước của chúng dài tới 280m và tổng 9 sàn đáp được chuẩn bị trên boong tàu. Số lượng thủy thủ đoàn trên con tàu sẽ là tối đa 900 người, bao gồm cả phi hành đoàn trong các phi đội và kỹ thuật viên cần thiết để vận hành.

Mặc dù, 2 con tàu này lại không được trang bị các lò hạt nhân để có thể hoạt động bằng năng lượng hạt nhân như một số tàu sân bay cùng thời với nó trên thế giới. Song, sự cơ động của nó được đảm bảo với tới 2 bộ động cơ Rolls-Royce tuabin khí Marine Trent MT30, và tới 4 bộ động cơ diesel Wartsila.

Với hệ thống lực đẩy mạnh mẽ trên, các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 32 hải lý/ giờ (theo báo cáo thử nghiệm), hoạt động bền bỉ trong phạm vi đạt 10.000 hải lý.

Về sức chứa của mình, sẽ là hoàn hảo khi nó mang theo tối đa 36 chiếc máy bay chiến đấu phản lực như hiện nay, các F-35B Lightning II của Mỹ. Ngoài ra, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth vẫn có thể mang tối đa là 40 máy bay quân sự có cánh, bao gồm thêm 4 chiếc trực thăng quân sự để hỗ trợ tác chiến biển.

Sự kết hợp có thể được nêu tên đều là các trực thăng quân sự tiêu biểu, mang sự hiện đại và tính vượt trội, bao gồm các Merlin Mk2 hay Mk4 và Wildcat AH1. Tuy nhiên, với không gian tương đối lớn, các tàu sân bay này còn có thể mang theo cả Chinook và Apache.

Các con tàu này cũng được các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành trang bị các công nghệ hiện đại, bao gồm các hệ thống xử lí vũ khí mới, tối ưu hơn. Ví dụ, sẽ chỉ cần 48 kỹ thuật viên vận hành các hệ thống này thay vi 160 người như trước đây với các tàu sân bay “cổ lỗ sĩ”.

Về vũ trang trên các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth này, chúng sẽ được trang bị 3 hệ thống phòng thủ Phalanx CIWS, có tới 4 khẩu pháo hải quân DS30M Mk2 cỡ nòng 30mm trải đều, và 6 khẩu tiểu lên tầm gần.

Còn về thời gian nhập biên, đối với chiếc đầu tiên là HMS Queen Elizabeth, hàng không mẫu hạm này được nhập biên Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 2017, còn HMS Prince of Wales là năm 2019.

Và đối với HMS Queen Elizabeth, nó đã có cho mình lí lịch cá nhân ấn tượng. Sau 3 năm thử nghiệm và hoàn thiện, nó đã chính thức thành một nhóm tấn công lần đầu tiên vào tháng 10/2020.

Và kể từ khi bắt đầu các cuộc tập trận, trong khuôn khổ Chiến dịch Fortis, HMS Queen Elizabeth đã chính thức là một Soái hạm của Nhóm tấn công tàu sân bay 21, một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt.

Lực lượng này bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân HMS Artful của Anh, khinh hạm chiến đấu HNLMS Evertsen của Hải quân Hà Lan, và cả khu trục hạm USS The Sullivans của Hải quân Mỹ trong chiến dịch dài 28 tuần này, tới 40 quốc gia thuộc châu Âu, Thái Bình Dương và Trung Đông.

Như đã biết, nó được triển khai với các cánh máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B của Mỹ, đây là cánh máy bay chiến đấu lớn nhất từng được đưa lên bất kỳ con tàu nào, các máy bay này thuộc hàng ngũ của 2 phi đội thuộc Anh – Mỹ trên tàu.

Đây cũng là lần đầu HMS Queen Elizabeth tham chiến, tiến hành các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu IS ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, việc có động thái này đã đẩy các chiến đấu cơ của nó vào thế trận “mèo vờn chuột” với lực lượng của Quân đội Nga tại đây, lực lượng luôn theo dõi nó từ Địa Trung Hải.

Trong quá trình triển khai chiến dịch, tàu sân bay này cũng đã tiến hành tập trận chung với nhiều quốc gia tại khu vực trên hải trình của nó, bao gồm Singapore, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, và Mỹ ở châu Á.

Gần đây nhất, HMS Queen Elizabeth đã tiến hành tập trận với Hải quân Oman, và Các tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE), họ đã tiến hành đổ bộ “xuyên boong” với tàu đổ bộ tấn công USS Essex ở vịnh Oman.

Hiện nay, HMS Queen Elizabeth đang dừng lại ở Địa Trung Hải, trước dự kiến về quê hương vào tháng 12, và tại đây đã có một cột mốc mới nhưng “đáng xấu hổ”, một chiếc F-35B trên con tàu đã gặp nạn trong một vụ rơi máy bay, lao thẳng xuống đáy Địa Trung Hải.

Còn với HMS Prince of Wales, con tàu từ ngày nhập biên đã cùng thủy thủ đoàn của mình trải qua gần hai năm đào tạo và thử nghiệm cực kỳ khắc nghiệt.

Con tàu này đã được thử nghiệm với các máy bay không người lái (UAV) và có người lái, tham gia như một phần của Cuộc tập trận Chiến binh chung 212, một trọng những cuộc tập trận chung có quy mô lớn nhất châu Âu.

Khuôn khổ cuộc tập trân lớn này bao gồm hơn 20 chiến hạm, hàng chục máy bay quân sự, và tới hơn 3.000 binh sĩ là thủy thủ đoàn của các tàu, tới từ hàng chục quốc gia tham gia. Các cuộc tập trận đổ bộ đường không, đổ bộ mặt đất, và cả bắn đạn thật đã được thực hiện.

Và hiện nay, ngoài HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales, chưa còn tàu sân bay nào thuộc lớp tàu sân bay Queen Elizabeth được lên kế hoạch chế tạo thêm.

Tuy rằng 2 còn tàu đã rất mạnh mẽ, có thể thấy thông qua các khuôn khổ tập trận có sự hiện diện của chúng. Song, vẫn có thể thấy rõ rằng, chúng được thiết kế khá nhỏ, nên sẽ gặp nhiều vấn đề về số lượng và khả năng tôi ưu các cánh máy bay của mình.

Đặc biệt, hiện nay chỉ có mỗi F-35B là các chiến đấu cơ thuộc biên chế Không quân Hoàng gia Anh là có thể hoạt động trên các tàu sân bay này, sau khi những chiếc Harrier cuối cùng của Anh nghỉ hưu vào năm 2010.

Với việc đó, Anh đã có kế hoạch mua tới 138 chiếc F-35 trong các năm tới, với 48 chiếc được dự kiến chuyển giao năm 2025, và 24 chiếc đã sở hữu hiện nay. Giá trị của tất cả lên tới 9,1 tỷ bảng Anh, vì các chiến đấu cơ thế hệ mới này của Mỹ là các chiến đấu cơ đắt nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, với vụ rơi máy bay gần đây của F-35B, thật sự có rất nhiều câu hỏi cho vấn đề này, khi mà Anh dường như quá phụ thuộc vào “đứa con lắm tài nhiều tật” của Mỹ, mà lại cực kỳ đắt đỏ.

Song, dù sao đi chăng nữa, với việc bất chấp sự bất tiện của cánh không quân trên các tàu sân bay này, qua các thành công của lớp tàu sân bay Queen Elizabeth, có thể thấy Hải quân Hoàng gia Anh sẽ sớm tự hào, khi là một trong những lực lượng tàu sân bay mạnh nhất thế giới.

Hình ảnh thực tế khi các tiêm kích chuyên dụng F-35B của tàu sân bay lớp Queen Elizabeth xuất kích. Nguồn: Navy Lookout.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-moc-son-choi-loi-cua-luc-luong-hang-khong-mau-ham-anh-1625282.html