Những mẫu 'Trang phục dân tộc' Miss Universe lên ngôi 10 năm trở lại đây

Trong 10 năm trở lại đây của Hoa Hậu Hoàn vũ, phần thi trình diễn trang phục dân tộc (National Costume Show) đã chứng kiến không ít chiến thắng của những người đẹp đến từ châu Á và châu Mỹ với các thiết kế độc đáo.

Tại Miss Universe 2010, thí sinh của Thái Lan là Fonthip Watcharatrakul mang đến cuộc thi bộ trang phục do Plin Aplinyakul thiết kế và được ấy cảm hứng từ trang phục hoàng gia mặc khi cưỡi voi. Đây cũng là bộ cánh giúp người đẹp chiến thắng tại phần thi trình diễn quốc phục. Ngoài ra, cô còn giành giải phụ Người đẹp ăn ảnh nhất.

Năm 2011, thí sinh giành giải Trang phục Dân tộc ấn tượng nhất là Sheldry Saéz, hoa hậu đến từ Panama với một bộ trang phục hết sức lộng lẫy, đậm chất lễ hội nhờ các chi tiết được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ và công phu. Năm đó, cô cũng lọt vào top 10 chung cuộc (mùa thi Leila Lopes đăng quang).

Đại diện đến từ Trung Quốc là Ji Dan Xu vào năm 2012 đã mang đến Hoa hậu Hoàn vũ khi ấy một thiết kế vô cùng độc đáo, và luôn nằm trong số những trang phục ấn tượng nhất của lịch sử cuộc thi. Đó là bộ cánh ấy cảm hứng từ những chiếc bình cổ của nhà thiết kế nổi tiếng Guo Pei.

Hoa hậu Nicaragua, Nastassja Bolívar xuất hiện tại phần trình diễn trang phục dân tộc của Miss Universe 2013 với thiết kế được lấy cảm hứng từ hình ảnh các nữ thần, đính sequin lấp lánh, rực rỡ sắc màu. Đây là trang phục đã giúp cô giành chiến thắng tại phần thi này.

Người được tôn vinh có trang phục dân tộc ấn tượng nhất trong Hoa hậu Hoàn vũ 2014 là đại diện đến từ Indonesia, Elvira Devinamira. Quốc phục của cô lấy ý tưởng từ ngôi đền Borobudur, một di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Mẫu thiết kế này nặng khoảng 20 kg.

Hình ảnh xe tuk tuk là phương tiện rất độc đáo ở Thái Lan, được thí sinh Aniporn Chalermburanawong mang lên sân khấu Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Không những giành chiến thắng tại phần thi trang phục dân tộc, Chalermburanawong còn vinh dự lọt vào top 10 chung cuộc của đấu trường nhan sắc năm ấy.

Quốc phục của Myanmar do người đẹp Htet Htet Htun thể hiện được lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa rối cổ truyền. Đặc biệt, phần mô phỏng sân khấu của loại hình này ngoài đời thực đã giúp cô giành được chiến thắng trang phục dân tộc vào năm 2016.

Năm 2017, người được gọi tên đứng đầu phần thi này là thí sinh đến từ Nhật Bản.

Hoa hậu Lào năm 2018 đã mang lên sân khấu Miss Universe một trong những trang phục dân tộc cồng kềnh nhất lịch sử cuộc thi. Trong phần trình diễn của mình, On-anong Homsombath bị kẹp giữa hai bức tượng màu vàng. Trang phục được cho là lấy cảm hứng từ các nhân vật trong nền văn hóa của Lào. Dù chiến thắng, bộ cánh từng gây tranh cãi trên các diễn đàn sắc đẹp.

Hoa hậu Philippines, Gazini Ganados đã có trang phục dân tộc ấn tượng nhất trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ diễn ra vào năm 2019. Tuy nhiên, màn trao giải ở đêm chung kết lại gây tranh cãi khi người đẹp này không được xuất hiện trên sân khấu. Thay vào đó là màn thuyết trình của thí sinh Malaysia - Shweta Sekhon. Không ít khán giả nhầm lẫn Sekhon là người thắng giải. Sau đó, ban tổ chức Miss Universe phải đính chính thông tin.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-mau-trang-phuc-dan-toc-miss-universe-len-ngoi-10-nam-tro-lai-day-post133420.html