Những đứa trẻ sinh ra không để đi học

Chúng ta phải thừa nhận với nhau có những đứa trẻ sinh ra để học, cũng có đứa trẻ sinh ra không dành cho việc học. Không phải trẻ cứ sinh ra là đã học giỏi.

Một giáo sư đại học Bắc Kinh chia sẻ, ông có thể thuộc lòng từ điển Tân Hoa Xã khi mới 6 tuổi, vợ ông cũng là sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh.

Tuy nhiên, con gái ông không được thừa hưởng gen thông minh từ bố mẹ. Giáo sư cho biết: “Con bé thường xuyên đứng cuối lớp trong bảng xếp hạng thành tích học tập. Thậm chí, mỗi tối con làm bài tập về nhà, cả gia đình tôi đều rơi vào trạng thái căng thẳng".

Đối mặt với việc con gái học kém, vị giáo sư bày tỏ: "Chúng tôi không có biện pháp nào khác, ngoài việc phải chấp nhận điều này. Không chấp nhận cũng chẳng có cách nào giải quyết".

Ảnh minh họa.

Một thạc sĩ giáo dục với 8 năm kinh nghiệm giảng dạy cũng thở dài: “Nhà tôi có hai đứa con, một đứa luôn đứng cuối lớp, còn đứa kia luôn đứng trong top 5 của lớp với số điểm cao nhất”.

Chúng ta phải thừa nhận với nhau có những đứa trẻ sinh ra để học, cũng có đứa trẻ sinh ra không dành cho việc học.

Việc sử dụng tiêu chuẩn học giỏi, điểm số để đo lường và định hình đứa trẻ là suy nghĩ thiển cận. Thay vì nhìn vào nhược điểm con học kém, bố mẹ có thể tìm ra ưu điểm của trẻ, dạy chúng trở thành người có nhân cách tốt.

Trên mạng xã hội Trung Quốc thời gian qua, nhiều người chia sẻ câu chuyện của một gia đình bố mẹ đều là trí thức nhưng con trai học rất kém.

Người này cho biết, bản thân là thạc sĩ còn chồng là tiến sĩ kỹ thuật. Vợ chồng cô đinh ninh sinh con ra sẽ thông minh. Thế nhưng, kể từ khi con vào cấp 1, niềm hy vọng của họ dập tắt vì thành tích học tập của con tệ.

Để theo kịp các bạn, cô cho con đi học thêm, thuê cả gia sư riêng. Nhưng điểm số của con không cải thiện. Lúc này, cô mới nhận ra không phải ai cũng phù hợp với việc học. Sau nhiều nỗ lực làm mọi thứ vì con, cô chấp nhận thực tế con mình chỉ là người bình thường.

“Cuối cùng tôi và chồng hiểu ra, bố mẹ là tiến sĩ, thạc sĩ cũng không thể dạy con trở nên xuất sắc. Gạt đi sự lo lắng, tôi cho rằng bản chất của việc học là giúp con có khả năng tự nuôi sống bản thân và làm người có ích cho xã hội” – Cô cho hay.

"Con trai tôi chăm chỉ, tốt bụng, sau này có thể làm công việc bình thường. Vậy tại sao tôi phải lo lắng việc con học giỏi hay không? Con tôi không giỏi Toán, nhưng thích học nấu ăn. Tiếng Anh không giỏi, nhưng con có trái tim nhân hậu. Tiếng Trung con tôi kém, viết văn không hay nhưng con hiếu thảo, hiểu được vất vả của bố mẹ.

Con học không giỏi, nhưng biết yêu bản thân, đối xử tốt và quan tâm người khác, luôn bao dung, tử tế. Đây là thứ quý giá hơn những điểm 10. Bố mẹ nên coi trọng cả những điều bình thường của con", bà mẹ trải lòng.

Nuôi dạy một đứa trẻ có nhân cách tốt và dạy nó lòng nhân ái, trách nhiệm còn quan trọng hơn việc được nhận vào một trường đại học danh tiếng.

Điều quyết định cuộc đời của một đứa trẻ không phải là thành tích học tập mà là sự trau dồi nhân cách lành mạnh.

Ảnh minh họa.

Nhiều bậc phụ huynh chỉ muốn gửi con đến những trường danh tiếng, với mục tiêu giáo dục là nuôi dạy con có thành tích học tập xuất sắc. Trên thực tế, thành tích học tập được coi là kết quả phản ánh tạm thời, còn nhân cách tốt và sự tử tế mới là “tấm danh thiếp” cuộc đời của đứa trẻ.

Long Ping, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa, có ba người con, đứa lớn nhất có thành tích học tập xuất sắc và hiện là một luật sư nổi tiếng. Đứa thứ hai đang học năm thứ hai trung học, nằm trong số học sinh giỏi nhất. Cô con gái 11 tuổi của anh đang học lớp 5. Không giống như các anh chị của mình, điểm số của cô bé rất lộn xộn.

Đối với các bài toán trí tuệ lớp hai, những đứa trẻ khác có thể làm đúng 20 câu trong 5 phút, nhưng cô chỉ có thể giải được 5 câu bằng cả tay và chân.

Ông Long Bình là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa có 3 con. Con cả của ông có thành tích học tập xuất sắc và hiện là luật sư nổi tiếng. Con tiếp theo của ông đang học lớp 11 luôn nằm trong số học sinh giỏi nhất.

Con gái út 11 tuổi của ông đang học lớp 5. Không giống anh chị, điểm số của cô bé kém. Các bài Toán lớp 2, những đứa trẻ khác làm đúng 20 câu trong 5 phút, con ông chỉ giải được 5 câu. Giáo sư kể, có lần nhận được cuộc gọi từ hiệu trưởng phản ánh về điểm số của con út ngày càng kém. Ông không lo lắng, ngược lại còn trả lời tự tin: "Tôi nghĩ nó sau này có triển vọng hơn các anh chị".

Không dựa vào điểm số để quát mắng con, ông Long Bình cho biết con gái học kém nhưng vẽ đẹp. Ngay cả giảng viên của Học viện Mỹ thuật Thanh Hoa cũng khen ngợi: "Con gái của ông rất tài năng. Ở độ tuổi này, nó đã vẽ được các tầng tầng lớp lớp và quan niệm nghệ thuật”.

Thay vì bắt ép con đạt điểm văn hóa cao, ông tập trung bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho con gái. Ông mong muốn sau này cô bé đi theo con đường nghệ thuật.

"Mọi đứa trẻ đều là thiên tài, nhưng 90% bị người lớn định hướng chưa đúng", nhận định của họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Thái Chí Trung.

Trẻ em giống như những cái cây, có nhiều giống khác nhau, thời kỳ ra hoa khác nhau và phương pháp chăm sóc khác nhau.

Sự tôn trọng lớn nhất đối với một cuộc sống là nhìn nhận, chấp nhận và tôn trọng những khác biệt của nó và tạo điều kiện cho nó nở hoa.

Nhà giáo dục người Mỹ Napoleon Hill đã nói: “Con cái nào cũng có nhiều ưu điểm nhưng cha mẹ luôn chú trọng đến khuyết điểm của con, cho rằng chỉ có khắc phục được khuyết điểm thì con mình mới phát triển tốt hơn”.

Nhìn thấy được ưu điểm của trẻ và cho phép trẻ sống theo cách mình thích cũng là một thắng lợi của giáo dục.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc nhất với những tài năng riêng biệt. Điều duy nhất cha mẹ nên làm cho con là tìm ra niềm đam mê của con, khuyến khích con theo đuổi nó bằng tất cả sức lực và thực hiện nó một cách trọn vẹn nhất. Không nhất thiết phải rập khuôn mọi đứa trẻ vào cùng một khuôn mẫu.

T. Linh (Theo Aboluowang)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/nhung-dua-tre-sinh-ra-khong-de-di-hoc-d194657.html