Những đứa con chung

Hai người mẹ cùng quê Gia Viễn, cùng tiễn hai người con trai cùng tên, cùng tuổi vào chiến trường trong một năm và rồi hai người con ấy đã cùng hi sinh trong một năm. Giờ, hai người mẹ ấy lại chung nhau một người con nằm dưới mộ. Liệt sỹ nằm dưới phần mộ ấy là Đinh Duy Tuân con mẹ Hinh hay Bùi Thanh Tuân con mẹ Xuân? Khoa học không thể xác minh. Và, trong trái tim của cả hai người mẹ, sự phân định ấy cũng không còn ý nghĩa nữa. Bởi với họ, cứ ai tên 'liệt sỹ' thì đều là con của mình cả…

Cụ Xuân cùng con trai thứ 2 và con dâu thứ 3 xem lại kỷ vật của liệt sỹ Bùi Thanh Tuân.

Không còn minh mẫnđể rành rọt nhiều điều trong quá khứ, duy chỉ có ngày đi viếng mộ con trai cả làliệt sỹ Bùi Thanh Tuân đang an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà nhân dịp kỷ niệm ngàyThương binh, liệt sỹ là cụ Hà Thị Xuân ở xã Gia Trấn (huyện Gia Viễn) vẫn tườngtận từng chi tiết nhỏ.

Cụ Xuân phân công nhiệm vụ cho con, cháu chuẩn bị hoa, nến,còn cụ thì tận tay lựa những hoa trái trong vườn nhà mà theo cụ, đây là nhữngloại hoa, quả ngày còn sống, liệt sỹ Tuân rất thích… để mang ra mộ thăm con. Ngoài 80 tuổi, lưng đã còng,chân đã yếu nên từ lâu, cụ Xuân không đi đâu xa nhà cả. Duy chỉ có con đường nhỏdẫn ra nghĩa trang của xã thì cụ vẫn đi mỗi năm ít nhất một lần.

“Không biếtkhi mình ra viếng mộ thì có gặp bà ấy không nhỉ? Nếu gặp thì mẹ phải ngồi tâm sựlâu lâu một chút vì chả biết có còn được gặp nhau bao nhiêu lần nữa. Già cả rôìmà…”- Cụ Xuân hỏi người con trai thứ Bùi Văn Luân. “Bà ấy”- người mà cụ Xuân nhắctới chính là cụ Lưu Thị Hinh quê ở xã Gia Phú, người đang thờ chung với cụ mộtngười con là liệt sỹ đang an nghỉ dưới phần mộ kia.

Kể cho chúng tôinghe về câu chuyện “tréo ngoe”: hai bà mẹ cùng chung một người con liệt sỹ, ôngBùi Văn Luân- em trai của liệt sỹ Bùi Thanh Tuân cho biết: anh trai của ông làliệt sỹ Bùi Thanh Tuân, sinh năm 1957, nhập ngũ năm 1976 và hy sinh năm 1977. Mãitới năm 2005, gia đình ông Luân mới có điều kiện đi tìm mộ anh trai.

Một thuậnlợi cho cuộc hành trình ấy của ông Luân đó là sự đồng hành, dẫn đường của mộtngười đồng đội cùng quê, cùng đơn vị của liệt sỹ Tuân. Gần 1 tháng tìm kiếm ở cácnghĩa trang ở xã Xuân Tô, huyện Bảy Núi rồi đến nghĩa trang Dốc Bà Đắc ở xã ThơíSơn, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, ông Luân và người đồng hành đã rà tìm tronggần 4 nghìn ngôi mộ và phát hiện ra ngôi mộ của anh trai mình.

Những thông tinghi trên bia mộ hoàn toàn trùng khớp với liệt sỹ Bùi Thanh Tuân từ năm sinh, nămnhập ngũ, ngày, tháng hy sinh… duy có một điều khiến ông Luân trăn trở, đó là họcủa liệt sỹ ghi trên bia lại là họ Đinh. Vẫn còn do dự, ông Luân trở về và lạibắt đầu đi tìm kiếm các thông tin để xác minh thông tin chính xác về ngôi mộ.

Cho đến năm 2010, gia đình ông Luân mới hoàn tất mọi thủ tục để đón liệt sỹ Tuânvề an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà, đúng theo tâm nguyện của bố ông lúc còn sống.“Có lẽ, đó là chuỗi ngày hạnh phúc nhất của mẹ tôi. Mẹ bớt thở dài giữa đêmkhuya. Mẹ ngủ tròn giấc, mẹ ăn được nhiều hơn…cứ vào ngày lễ, Tết là mẹ tôi lại tự đi ra thăm mộ anh Tuân như thể sangthăm nhà của con, cháu vậy. Mẹ vẫn bảo rằng, với mẹ như thế là quá đủ rồi, mẹ sẵnsàng “đi” theo bố tôi bất cứ lúc nào mà không còn điều gì trăn trở nữa”- ông Luânkể.

Năm 2018, cũng địabàn huyện Gia Viễn, một người mẹ khác tưởng chừng ngã quỵ khi được con trai ở tỉnhKiên Giang báo tin, ngôi mộ liệt sỹ mà gia đình thờ cúng suốt hơn 10 năm qua đãđược di chuyển. “Con trai thứ hai của tôi đang sinh sống ở Kiên Giang. T

ừ nhiêùnăm nay, cứ vào ngày lễ, tết đều sang nghĩa trang Dốc Bà Đắc ở tỉnh An Giang đểhương khói cho anh trai là liệt sỹ Đinh Duy Tuân. Mãi đến dịp 27/7 năm 2018,khi đến viếng mộ thì con trai tôi mới tá hỏa khi thấy trên bia mộ thông báo hàicốt đã được di chuyển. Hốt hoảng tìm quản trang để hỏi thì mới biết hài cốt của liệt sỹ Đinh Duy Tuân đã được một gia đình ởxã Gia Trấn đón về từ lâu.

Gia đình tôi không biết việc này bởi quản trang đã sơsuất khi không thông báo hài cốt đã di chuyển sớm hơn. Nghĩa là từ bao năm nay,gia đình tôi chỉ đến viếng có cái… bia mà không có hài cốt. Có sự trùng hợp khálớn về thông tin giữa hai liệt sỹ là con trai tôi và con trai cụ Xuân ở Gia Trấn:Cùng tên, cùng năm sinh, năm nhập ngũ và năm hy sinh… bởi vậy mà sự nhầm khôngmong muốn đã xảy ra”- cụ Lưu Thị Hinh ở xã Gia Phú, huyện Gia Viễn nói.

Nén nỗi buồn, cụHinh và gia đình bắt đầu quá trình gặp gỡ,động viên và thuyết phục gia đình cụ Xuân đồng ý cho khai quật ngôi mộ liệt sỹ đểnhờ y học giám định ADN. Cụ Xuân bảo, gia đình tôi đắn đo nhiều lắm. Bao giannan mới đưa được con về quê an nghỉ, nay lại có nhà đến nhận nó là con rồi lạiphải khai quật lần nữa thì còn gì đau xót bằng.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ, bà ấy cókhác gì tôi đâu. Bao năm vò võ ngóng tin con. Giờ, nhầm lẫn như thế này thì đànhnâng lên hạ xuống một lần nữa để xác định xem đó là con của ai. Đấu tranh tư tưởngmãi, cuối cùng gia đình tôi đành đồng ý với giải pháp ấy, chọn ngày để khai quậtngôi mộ dưới sự chứng kiến của các cấp chính quyền, bà con hàng xóm và sự hỗ trợchuyên môn của Cục Người có công. Từ khi quyết định khai quật mộ ấy cũng là chuôĩngày tôi không thể chợp mắt mỗi đêm. Sâu thẳm trái tim mình, tôi tin đó là contrai tôi. Nhưng nếu là con người ta, thì con của tôi đâu? Làm sao tôi còn đủ thơìgian để chờ đợi ngày con tôi trở về nữa…

Ngồi lặng lẽ trướcngôi mộ con trong ngày khai quật, ký ức của cụ Lưu Thị Hinh về cậu con trai cảngoan ngoãn, hiền lành ùa về thật gần. Anh Đinh Duy Tuân là con trai cả của cụ,dưới anh, còn có 5 em nhỏ. Bố đi làm xa, Tuân luôn cùng với mẹ chăm sóc gia đình.Trước ngày lên đường nhập ngũ, Tuân đi lấy lá, lợp lại cho mẹ ngôi nhà tranh đểtránh dột trong mùa mưa. T

ừ khi con trai vào chiến trường, mỗi tháng, cụ Hinh lạiđều đặn nhận được một lá thư của con. Gửi bao nhớ nhung, bao lời dặn dò vàotrang thư viết vội, cho đến năm 1977, những lá thư thưa dần rồi mất hẳn. Ngôinhà lá của gia đình cụ Hinh nằm dưới chân dốc. Cụ bảo, cứ mỗi lần nghe tiếngphanh xe, là cụ lại ngỡ con trai trở về. Niềm hi vọng ấy kéo dài, cho tới khinhận được giấy báo tử của con. Từ ngày con nhập ngũ đến nay, quãng thời gian đủđể biến một đứa trẻ sơ sinh thành một người trung niên, song gương mặt cậu contrai ngoan hiền năm nào vẫn đậm sâu trong ký ức. Và giờ, là lúc cụ sắp được gặplại con, được đón con trở về. Cụ Hinh cứ hi vọng thế.

Nhưng, qua bao nămtháng, hài cốt liệt sỹ đã bị phân hủy nặng. Vì vậy, cơ quan chuyên môn không thểlấy được mẫu để thực hiện giám định. Câu chuyện khép lại, mà chẳng phân định được“con bà hay con tôi”. Nhưng cũng tự lúc ấy, trong trái tim của cả hai bà mẹ, sựphân định ấy cũng không còn quan trọng nữa. “Đâu chỉ có riêng con tôi hay con cụXuân phải mãi mãi nằm lại chiến trường? Cùng đi bộ đội với con trai tôi năm ấy,trong xóm còn thằng Hùng, thằng Dương… chúng nó cũng không trở về nữa. Tất cảnhững đứa con liệt sỹ thì đều là con của mẹ cả.Và dù chúng nó có nằm ở đâu, ở nghĩa trang nào thì cũng đều là quê nhà, đồngđội chính là những người thân. Thôi, tôi và cụ Xuân đều có thể an lòng rồi. Chúngtôi sẽ có chung một người con, Thanh Tuân hay Duy Tuân thì đều là đứa con anh dũngcủa cả dân tộc”- cụ Hinh nói vậy rồi nhoẻn nụ cười thật tươi, ở khóe mắt cụ dòngnước mắt lăn dài.

Bài, ảnh: NguyễnHùng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhung-dua-con-chung-2019072609271824p0c3.htm