'Nhật thực lai': Hiện tượng hiếm gặp được quan sát từ Việt Nam

Trưa 20/4, hiện tượng 'Nhật thực lai' rất hiếm gặp đã diễn ra. Đặc biệt, không phải địa điểm nào trên thế giới cũng có thể quan sát được hiện tượng này.

Hiện tượng bắt đầu từ khoảng 10 giờ 36 phút đến 12 giờ 6 phút, đạt cực đại vào lúc 11 giờ 20 phút. (Ảnh: NAG Minh Hòa)

Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha một phần hoặc hình khuyên, một số nơi quan sát được nhật thực toàn phần. Khi đó mặt trời bị che đi và để lộ ánh sáng rực lửa. (Ảnh: Ken Phạm - Gia Lai)

Người theo dõi cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng để có thể thấy hình ảnh đẹp nhất, cũng như giữ an toàn cho mắt. (Ảnh: Trương Thanh Long - Bình Định)

"Nhật thực lai" là dạng nhật thực một phần nhưng đặc biệt lại có sự kết hợp của 2 hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. (Ảnh: HAAC)

Được biết lần nhật thực này, tại Việt Nam chỉ có một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam mới có thể quan sát được với tỷ lệ che phủ khá thấp. (Ảnh: Lê Anh Hoàng - Bình Dương)

Đây cũng là hiện tượng thiên văn rất hiếm gặp đối với người quan sát tại Việt Nam trong thập kỷ này. (Ảnh: NAG Minh Hòa)

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-nhat-thuc-lai-hien-tuong-hiem-gap-duoc-quan-sat-tu-viet-nam-post748741.html