Nhà Hán lụi bại trong tay 2 mỹ nhân họ Triệu

Trong tay sở hữu tới hai người phụ nữ đẹp nhất thời bấy giờ: Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức, vậy chắc Hán Thành Đế chết cũng cam lòng?

Hán Thành Đế tên thật là Lưu Ngao là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 33 TCN đến năm 7 TCN.

Hán Thành Đế bị đánh giá là hôn quân trong lịch sử nhà Hán, ham mê tửu sắc, hoang dâm vô đạo không lo việc triều chính. Quyền hành trong triều đều bị phân hóa vào tay họ Vương, dòng họ của mẹ ông là Vương Chính Quân (王政君), đây là tiền đề để Vương Mãng giành quyền lực.

Hán Thành đế chết đi không chỉ mang theo nỗi nhục tuyệt tự mà còn bị người đời chê trách bởi chính bài thuốc “trường sinh” mà ông thường sử dụng lại chính là hung thủ đoạt mạng mình. Cũng như những đời vua khác, Hán Thành đế cũng theo đuổi giấc mơ trường sinh và sự sung mãn trên giường. Tuy nhiên, Hán Thành đế lại coi “xuân dược” tăng thêm sức mạnh phòng the là liều thuốc trường sinh của mình. Bởi vậy, hoàng đế đã quá lạm dụng các loại “xuân dược” vừa để thỏa mãn dục vọng, vừa kéo dài tuổi xuân.

Ảnh minh họa Hán Thành Đế

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc này chỉ bắt đầu từ khi Hán Thành đế gặp Triệu Phi Yến và đưa nàng lên làm hoàng hậu. Triệu Phi Yến với vóc dáng mảnh mai, nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành đã làm hoàng đế ngây ngất ngay từ lần gặp đầu tiên. Sau một thời gian được sủng ái, Triệu Phi Yến lo sợ có ngày Hán Thành đế sẽ chán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái là Triệu Hợp Đức với Hán Thành đế. Khi Hợp Đức được đưa vào cung, trong giây lát hoàng đế lại như dại ngây, không ngờ Hợp Đức còn xinh đẹp hơn Triệu Phi Yến.

Vì bị sắc đẹp của chị em mỹ nhân họ Triệu mê hoặc mà Hán Thành Đế đã không có con kế vị. Bi kịch này kéo theo một loạt sự kiện báo hiệu sự tiêu tan của vương triều vĩ đại nhà Hán.

Phi Yến và Hợp Đức vốn là vũ nữ trong cung của công chúa Dương A. Nếu Phi Yến có biệt tài ca múa nhẹ nhàng và uyển chuyển như tiên nữ thì người em Hợp Đức lại nổi bật với nhan sắc hoàn hảo, làn da mịn màng, lúc nào cũng tỏa hương thơm quyến rũ. Tương truyền rằng, Phi Yến có thể đứng múa trên lòng bàn tay người khác.
Cũng tại cung Dương A, Phi Yến đã có cơ hội gặp gỡ Hán Thành Đế Lưu Ngao trong một lần ông “vi hành” khỏi cung để tìm hoa cỏ đồng nội. Ngay lập tức, vị vua háo sắc này đã say mê sắc đẹp của Phi Yến nên nàng được tiến cung ngay.

Trước khi vào cung, Phi Yến đã từng là một người phụ nữ lẳng lơ nên trong đêm ân ái đầu tiên với Hán Thành Đế, nàng đã dùng thủ đoạn để có vết máu trên gối, chứng tỏ mình vẫn giữ được ngọc tiết nên vua càng sủng ái hơn.

Ảnh minh họa Triệu Phi Yến

Sau một thời gian được vua yêu chiều, Phi Yến lo sợ có ngày Hán Thành Đế sẽ chán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái với vua.

Vua đã nghe đồn về nhan sắc của Triệu Hợp Đức từ lâu nên liền phái người đi đón nàng vào cung. Khi nàng vào đến cung, tất cả mọi người đều kinh ngạc trước vẻ đẹp của mỹ nhân này.

Vì “xuân dược” mà chết

Sử liệu có viết rằng, lúc bấy giờ có một vị đạo sỹ dâng cho Thành đế một loại xuân dược tên là “Thận tuất giao”. Đây là một loại thuốc xuân dược cực mạnh, chỉ cần bỏ vào nước, lập tức nước sẽ sôi lên sùng sục. Muốn dùng được thuốc phải bỏ vào nước trong vòng mười ngày mới lấy ra dùng và mỗi lần chỉ được dùng tối đa một viên. Hơn nữa, loại thuốc này còn có tác dụng giúp người dùng kéo dài tuổi xuân.

Ảnh minh họa Triệu Hợp Đức

Lúc đó, dù không biết thực hư công dụng tuyệt vời của “Thận tuất giao”, nó giống như con dao hai lưỡi, nhưng Hán Thành đế vẫn liều mình với hy vọng người đẹp hài lòng. Lần đầu dùng thuốc, Hán Thành đế thấy hiệu quả rất tốt, cơ thể cuồn cuộn sức sống và lần đầu tiên Hán Thành đế có một đêm vui vẻ trọn vẹn bên người đẹp. Từ đó, ngày nào Hán Thành đế cũng phải dùng “Thận tuất giao” còn nếu như không dùng thì gần như là không thể ngủ được. Chính vì vậy, Hán Thành đế càng tin đây là “liều thuốc tiên”, giúp ông hồi xuân và tăng cường khả năng giường chiếu.

Tuy nhiên, một lần, sau một bữa yến tiệc linh đình, Triệu Hợp Đức muốn đêm đó được vui vẻ trọn vẹn với hoàng đế nên đã quyết định cho vị Hoàng đế này uống tới bảy viên “Thận tuất giao”. Vị vua này đã hưng phấn quá độ, tới mức, ân ái suốt đêm mà ham muốn vẫn đầy tràn. Tuy nhiên, với một cơ thể đã tàn tạ, Hán Thành đế không thể nào chịu đựng được sự lao lực quá độ như vậy. Kết quả là vị thiên tử triều Đại Hán đã trút hơi thở cuối cùng ngay trong cuộc mây mưa tưởng như bất tận của mình.

Như vậy, cuộc đời của vị vua bạo dâm đã kết thúc trong “sung sướng”.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/kham-pha/nha-han-lui-bai-trong-tay-2-my-nhan-ho-trieu-117619.html