Người ngoài hành tinh từng tấn công sao Hỏa bằng vũ khí hạt nhân?

Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phát hiện được một lượng đáng kể đồng vị phóng xạ xenon 129 trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây là bằng chứng cho thấy có thể người ngoài hành tinh đã tấn công Hỏa tinh bằng vũ khí hạt nhân.

Tháng 8/2012, Curiosity Rover của NASA thành công tiếp xuống sao Hỏa. Các nhà khoa học NASA kì vọng rằng sẽ tìm thấy sự xuất hiện của bụi sắt bị oxy hóa màu đỏ ngay bên dưới bề mặt sao Hỏa.

Tuy nhiên họ lại tìm thấy bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Rất có thể một cuộc xung đột tàn khốc của người ngoài hành tinh đã diễn ra trên sao Hỏa cách đây 300 triệu năm.

Curiosity Rover được đưa lên sao Hỏa để phân tích thành phần hóa học của hành tinh đỏ. Trên thực tế, những gì nó phát hiện được lại là một lượng đáng kể xenon 129, và sự thật đằng sau khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Xenon 129 chính là một đồng vị phóng xạ, xuất hiện sau các vụ nổ vũ khí hạt nhân. Trái đất đã trải qua hơn 70 năm thử nghiệm bom nguyên tử, mỗi lần thử nghiệm đều để lại dấu vết của xenon 129. Tuy nhiên chỉ số xenon 129 trên sao Hỏa vẫn cao hơn 2.5 lần so với chỉ số được tìm thấy tại Trái đất.

Sự hiện diện của một số nguyên tố trên sao Hỏa chỉ ra rằng, bề mặt sao Hỏa đã xảy ra một vụ nổ hạt nhân hoặc các vụ nổ khác vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Bên cạnh đó, dường như các vụ nổ hạt nhân đã xảy ra giữa không trung trên bề mặt.

Có thể nói, tác động mà chúng gây ra gần giống như vụ nổ bom nguyên tử ở 2 thành phố Nagasaki và Hirosima. Không hề có miệng núi lửa nhưng đó là một vụ nổ rất lớn với năng lượng khổng lồ, phá hủy hoàn toàn mọi thứ xung quanh.

Dựa theo những bằng chứng có được, ước tính vụ nổ đã diễn ra cách đây 300 triệu năm. Nhiều nhà khoa học tin rằng hành triệu năm về trước, sao Hỏa đã có những điều kiện cơ bản để sự sống phát triển như bầu khí quyển và nước.

Con người đã tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa kể từ khi phát minh ra kính viễn vọng đầu tiên. Rõ ràng bề mặt sao Hỏa không thể tự nổ tung bằng vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, bằng cách nào đó, đã có sự can thiệp của sự sống ngoài hành tinh.

Các loại vũ khí hạt nhân không chỉ xóa sổ các sự sống, mà về cơ bản là phá hủy sinh quyển của sao Hỏa, khiến nó không bao giờ có thể phục hồi. Dù vậy giả thuyết về sự xuất hiện của người ngoài hành tinh dường như là điều khó có thể tưởng tượng được.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm những lời giải thích khác cho sự hiện diện của xenon 129 trên sao Hỏa. Trên thực tế các phản ứng hạt nhân vẫn có thể xảy ra trong tự nhiên. Tại một mỏ uranium được phát hiện ở Gabon, châu Phi đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự nhiên giống như phản ứng trong lò phân hạch.

Trong một số trường hợp đặc biệt, dòng nước chảy qua mỏ uranium có thể gây ra phản ứng phân hạch, tương tự quá trình được xảy ra trong bom nguyên tử. Đáng chú ý, điều này đã xảy ra vào thời điểm 1,7 tỷ năm trước.

Khi đó không chỉ không có sự xuất hiện con người mà thậm chí còn không có sự sống đa bào nào trên Trái đất. Điều này có nghĩa là thiên nhiên hoàn toàn có thể tạo ra các lò phản ứng hạt nhân một cách tự nhiên. Vậy câu hỏi đặt ra, điều gì đã thực sự diễn ra trên sao Hỏa?

Theo cựu nhà vật lí của NASA, tiến sĩ John Brandenburg, vật liệu tìm thấy trên sao hỏa không thể được tạo ra bởi bất kì phản ứng hạt nhân tự nhiên nào. Nếu sao Hỏa thực sự xuất hiện phản ứng hạt nhân tự nhiên, chúng không chỉ tạo ra xenon mà còn phải tạo ra cả miệng núi lửa lớn.

Nhưng thực tế, sao hỏa không có miệng núi lửa nào mà hoàn toàn bằng phẳng. brandenburg tin rằng, tất cả các bằng chứng đều dẫn tới giả thuyết: 300 triệu năm trươc sự sống trên sao Hỏa đã bị hủy diệt trong một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa các thế giới.

Có thể nói, chúng ta đã phát hiện ra rằng, loài người không phải loài xấu xa nhất vũ trụ. Chúng ta là một phần của vũ trụ, và không phải mọi thứ trong vũ trụ đều thân thiện.

Lê Trang (theo Science Channel)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-ngoai-hanh-tinh-tung-tan-cong-sao-hoa-bang-vu-khi-hat-nhan-1745694.html