Ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Với độ cao 3.083 m, Pusilung là đỉnh núi cao thứ hai Việt Nam, chỉ thấp hơn 60m so với đỉnh Fansipan ở Lào Cai.

1. Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

icon

Gia Lai

icon

Điện Biên

icon

Lai Châu

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lai Châu là tỉnh miền núi Tây Bắc, rộng hơn 9.068 km2, đứng thứ 10 trong số 63 tỉnh, thành cả nước. Phía Bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. Tỉnh Lai Châu có vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Dân số Lai Châu hơn 460.000 người, đứng thứ 62 cả nước, chỉ hơn Bắc Kạn. Mật độ dân số Lai Châu theo đợt tổng điều tra dân số và nhà ở là 51 người/km2, thấp nhất cả nước; tiếp theo là Kon Tum với mật độ 56 người/km2. Lai Châu có hơn 265 km đường biên giới Việt - Trung, cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới, trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc. Tỉnh này được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, tiềm năng phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Lai Châu có địa hình hiểm trở. Nét nổi bật địa hình địa phương này là các dải núi, nhánh núi có độ cao trên 1.500 m, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng hoặc các lòng chảo.

2. Có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu?

icon

Hơn 10 dân tộc

icon

Hơn 20 dân tộc

icon

Hơn 30 dân tộc

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Cổng thông tin điện tử Lai Châu, tỉnh có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, gồm dân tộc Thái, Mông, Kinh, Mường, La Hủ, Lào, Tày, Lự, Kháng, Khơ Mú, Hà Nhì... Trong đó, người Thái có dân số hơn 144.000 người, chiếm hơn 32%; người Mông chiếm hơn 22%; người Kinh chiếm hơn 19%. Người Thái tự gọi mình là Phủ Tay hay Côn Tay đều có nghĩa là người; có hai ngành là Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao hoặc Tay Đón (Thái trắng). Ở Lai Châu, người Thái sống tập trung ở những khu vực ven sông, suối thuận lợi cho hoạt động sản xuất.

3. Đền thờ Nàng Han là một di tích nổi tiếng ở Lai Châu. "Han" có nghĩa là gì?

icon

Anh hùng

icon

Người con gái đẹp

icon

Vị thành hoàng làng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Đền thờ Nàng Han nằm ở bản Tây An, xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là một địa điểm thờ cúng nhân vật trong truyền thuyết được nhân dân gọi là Nàng Han. "Nàng" có nghĩa là con gái, "Han" có nghĩa là anh hùng. Tương truyền, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa. Nàng đã cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng các bản đoàn kết đánh giặc. Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng tắm gội ở mó nước Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời. Từ đó, nhớ công ơn của nàng, bà con lập đền thờ và tổ chức lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm. Không chỉ là nhân vật được thờ phụng của người dân ở xã Mường So hay địa bàn tỉnh Lai Châu, nàng còn được tất cả đồng bào dân tộc Thái Trắng trên cả khu vực Tây Bắc thờ phụng. Đền thờ Nàng Han được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

4. Ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà của biên giới với độ cao 3083m thuộc huyện nào của tỉnh Lai Châu?

icon

Mường Tè

icon

Phong Thổ

icon

Sìn Hồ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà của biên giới với độ cao 3083m, thuộc khu vực Mường Tè, Lai Châu. Đây là một trong những ngọn núi mà các bạn sẽ phải dành nhiều thời gian nhất do quãng đường trekking rất dài, có thể nói là dài nhất trong các ngọn núi thuộc top 10.

5. Tỉnh ít dân nhất Việt Nam là tỉnh nào?

icon

Điện Biên

icon

Lai Châu

icon

Bắc Kạn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Tỉnh ít dân nhất Việt Nam hiện nay là Bắc Kạn với khoảng 323 nghìn người. Trong đó, 73 nghìn người ở khu vực thành thị, 251 nghìn người khu vực nông thôn. Phân theo giới tính, nam có 164 nghìn người, nữ có 139 nghìn người. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Bắc Kạn Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

6. Đâu là tỉnh có mật độ dân số cao nhất?

icon

Bắc Ninh

icon

Bình Dương

icon

TP.HCM

Câu trả lời đúng là đáp án A: Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh rộng 822,7 km2 - nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dân số Bắc Ninh hơn 1,3 triệu, mật độ dân số 1.664 người/km2, đứng đầu các tỉnh và đứng thứ ba cả nước (sau TPHCM và Hà Nội).

7. Tỉnh nào là một trong những nơi sinh sống đầu tiên của cư dân nước Việt?

icon

Bắc Ninh

icon

Vĩnh Phúc

icon

Ninh Bình

Câu trả lời đúng là đáp án B: Vĩnh Phúc (1.238,6 km2) là vùng đất cổ, cùng với Phú Thọ là những nơi sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt. Tại đây có quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Vườn Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, ... Nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như: Danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, ... Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội hơn 60 km, du khách có thể di chuyển bằng ôtô, xe buýt, xe khách, taxi hoặc xe máy. Chính vì thế nơi đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho những kỳ nghỉ ngắn ngày.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngon-nui-cao-thu-hai-cua-viet-nam-nam-o-tinh-nao-post1552050.tpo