Nghị quyết và cuộc sống: Thước đo PAPI và áp lực cải cách

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là công cụ hỗ trợ thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền. Theo công bố mới đây, tham nhũng có xu hướng giảm ở 5 trong số 8 Chỉ số thành phần đo lường của PAPI, gồm: Cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng; Người dân phải đưa 'lót tay' để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chính quyền địa phương nhận 'chung chi' để doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Phụ huynh phải 'bồi dưỡng' giáo viên, để con em được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập; Người dân phải 'lót tay' để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện công.

Nhìn tổng thể, Chỉ số PAPI những năm qua đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công. Đây cũng là cơ sở để các địa phương nhìn lại, điều chỉnh chính sách, phục vụ người dân tốt hơn.

Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp, trong việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin, nhằm đáp ứng “quyền được biết” của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh kế của họ. Đáng chú ý, khi Chỉ số "Công khai, minh bạch", bao gồm bốn chỉ số thành phần, là: Tiếp cận thông tin. Công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo. Công khai, minh bạch ngân sách cấp xã và Công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất ở địa phương...lại không cao hơn so với năm 2021 và 2022, cũng là điều đáng phải suy ngẫm. Có thể coi PAPI là một "thước đo" với các địa phương để cải cách hoạt động của bộ máy chính quyền "vì dân"

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Bích Liên

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nghi-quyet-va-cuoc-song-thuoc-do-papi-va-ap-luc-cai-cach-219196.htm