Nghỉ giữa ca mấy lần là phù hợp?

Hiện tại, pháp luật lao động không quy định chi tiết là số thời gian nghỉ có thể chia làm mấy lần, và bao nhiêu phút, do đó doanh nghiệp có thể dựa vào điều kiện hoặc ý kiến của NLĐ để chọn hình thức nghỉ phù hợp với NLĐ và yêu cầu công việc.

Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của BLLĐ...Ảnh: T.L

Bạn đọc có địa chỉ email: xxx trình bày: Theo khoản 3 - Điều 108 của BLLĐ 2012 quy định: Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 108, NSDLĐ quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. Bạn hỏi: Như thế nào là thời gian nghỉ ngắn?NLĐ tại đơn vị bạn không làm việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ và không làm việc vào ban đêm như khoản 1 và khoản 2 Điều 108 thì có phải bố trí thời gian nghỉ ngắn hay không?

Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều - Văn phòng Luật sư số 6, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời: Điều 5, Nghị đinh 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Điều 108 BLLĐ như sau:

“Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc:

1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của BLLĐ được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 6 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do NSDLĐ quyết định.

2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, NLĐ làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm, thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Hiện tại, pháp luật lao động không quy định chi tiết là số thời gian nghỉ có thể chia làm mấy lần, và bao nhiêu phút, do đó doanh nghiệp có thể dựa vào điều kiện hoặc ý kiến của NLĐ để chọn hình thức nghỉ phù hợp với NLĐ và yêu cầu công việc.

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến 51 Hàng Bồ, Hà Nội và 39 Trương Định, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp.

Clip luật sư nói về việc công an có quyền trả lại xe tai nạn khi chưa bồi thường nạn nhân - Nguồn: Báo Pháp Luật:

Q.Hùng (ghi)

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/tu-van-phap-luat/nghi-giua-ca-may-lan-la-phu-hop-611512.bld