Ngất giữa đường sẽ khiến siêu hạm Zumwalt hoàn hảo hơn

Sau sự cố siêu hạm Zumwalt chết máy hôm 21/11, Lầu Năm Góc cho rằng sự cố này sẽ khiến con tàu hoàn thiện và mạnh mẽ hơn.

Nói về tình huống này, trang Sputnik dẫn phân tích của quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ là Eric Wertheim cho biết: "Sự cố được coi là sự tất yếu cho sự thay đổi khác với những gì đã quá quen thuộc. Tình huống này tốt hơn nhiều bởi nó xảy ra trong thử nghiệm chứ không phải trong thực chiến. Vì vậy, nhà sản xuất sẽ hoàn thiện con tàu tốt con tàu sẽ hoạt động tốt hơn sau khi khắc phục sự cố".

Ông Wertheim cho biết thêm rằng: "Do đang thử nghiệm công nghệ mới trên Zumwalt để xem những gì chúng tôi có thể kết hợp các công nghệ mới vào tàu chiến khác. Chúng tôi không muốn đầu tư cho đến khi các công nghệ mới được kiểm tra hoàn chỉnh".

Siêu hạm USS Zumwalt.

Nhận định của vị quan chức này được cho là khá hợp lý bởi thiết kế đỉnh cao của Zumwalt - lớp chiến hạm dù không thực sự có cảm tình nhưng người Nga cũng phải tâm phục khi trang Russia & India Report (RIR) đã có những phân tích về thiết kế đỉnh cao của Zumwalt.

Cụ thể, đài chỉ huy của Zumwalt áp dụng thiết kế tàng hình kiểu kim tự tháp cụt, cơ bản không còn chi tiết nào nhô ra, nhìn tổng thể con tàu với mặt cắt phẳng, không có góc cạnh, khiến cho tính năng tàng hình của nó được đánh giá rất cao.

Thiết kế tối ưu, ứng dụng công nghệ tàng hình hiện đại, giảm tối đa diện tích phản xạ radar khiến nó khó bị radar đối phương phát hiện gấp 50 lần so với tàu khu trục bình thường. Có kích thước khổng lồ nhưng tín hiệu đặc trưng radar của Zumwalt không lớn hơn một chiếc tàu đánh cá loại nhỏ.

Tàu khu trục được trang bị các công nghệ sẽ đem lại nhiều lợi thế cho hải quân Mỹ trong nhiều năm tới, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” toàn bộ con tàu, một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí.

Lớp tàu này được trang bị các hệ thống điều khiển và trang thiết bị thông tin liên lạc siêu hiện đại, USS Zumwalt còn là chiếc tàu duy nhất có một mạng lưới an ninh, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kỳ nơi nào trên tàu.

Hệ thống máy tính và tự động còn giúp tàu cần ít thủy thủ hơn. Các tàu khu trục lớp Arleigh-Burke cần tới 210 thủy thủ, nhưng tàu lớp Zumwalt chỉ cần 130 thủy thủ để vận hành, cùng với 28 nhân viên không quân vận hành các hoạt động cất và hạ cánh của 2 chiếc trực thăng tại bãi đáp trên tàu.

Cùng với tạp chí Nga, trang quân sự Defense Aerospace cho biết, mức độ hiện đại hóa và tự động hóa của con tàu cũng được xếp hạng nhất thế giới. Với kích thước và lượng giãn nước rất lớn (dài 183m, trọng tải 14,5 tấn) nhưng do được áp dụng các hệ thống tự động hóa nên con tàu chỉ cần tới 140 thủy thủ, ít hơn 1 nửa só với các chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn.

Tàu được lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 gồm 20 cụm 4 ống phóng; với các tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa phòng không, chống hạm, chống ngầm. hệ thống tên lửa ESSM; cùng các hệ thống tên lửa chống ngầm và đối hạm khác, cùng 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.

Đặc biệt là khu trục hạm tàng hình này còn được trang bị 2 bệ pháo AGS 155mm, bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh, nặng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km và cơ số đạn lên tới 750 viên.

Bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.

Hơn nữa, Zumwalt được áp dụng nhiều loại vũ khí với công nghệ đỉnh cao số 1 thế giới mà hiện không nước nào có được, ví dụ như pháo quỹ đạo điện từ, vũ khí laser, các loại máy bay không người lái hiện đại, biến nó trở thành khu trục hạm số 1 thế giới về cả mức độ hiện đại lẫn hỏa lực.

Clip Mỹ thử nghiệm siêu hạm Zumwalt

Mỹ Đức

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ngat-giua-duong-se-khien-sieu-ham-zumwalt-hoan-hao-hon-3323689/