Nên dùng tiền mặt hay thẻ tín dụng khi du lịch?

Theo dự báo, Việt Nam sẽ có 7,5 triệu người đi du lịch nước ngoài vào 2021, xếp thứ 2 châu Á. Băn khoăn chung của nhiều người trước khi xuất ngoại là phương thức tiêu tiền.

Dựa trên thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, có khoảng 6,5 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài trong năm 2016, tăng khoảng 15% so với năm 2015. Và số này đã chi tiêu đến 7- 8 tỷ USD. Tăng trưởng du lịch nội địa cũng không kém. Sáu tháng đầu năm 2017, khách du lịch nội địa cả nước đạt 40,7 triệu lượt, tăng đến 25% so với cùng kỳ 2016 (32,4 triệu lượt).

Cùng với sự gia tăng lượng khách đi du lịch, người Việt cũng ngày càng chịu chi hơn khi chọn ở các khách sạn 4-5 sao, dù giá cả trung bình ở các khu lưu trú này lên đến 75-105 USD/đêm (theo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2017 của Công ty Grant Thorton).

Cụ thể trong 3 năm gần đây, dù khách quốc tế vẫn là nguồn khách chính cho các khách sạn cao cấp, tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm nhẹ, còn 79,6% trong năm 2016 so với 81,1% của năm 2015. Thay vào đó, thị trường chứng kiến sự tăng trưởng đến từ khách Việt Nam ở các khách sạn cao cấp.

Người Việt Nam ngày càng chịu chi hơn cho du lịch nước ngoài.

Đi kèm sự chịu chi cho du lịch là nỗi lo tiêu tiền sao cho hiệu quả. Khi du lịch nước ngoài, du khách nói chung và người Việt nói riêng thường có mối bận tâm: không lường trước sẽ chi tiêu vào những khoản nào, không mang đủ tiền mặt của nước sở tại hay ngại mang tiền mặt vì sợ trộm cướp.

Dĩ nhiên, để chi trả ngay cho các khoản cấp thiết như tiền taxi, ăn uống hàng quán, du khách vẫn nên mang theo một khoản tiền mặt. Nhưng rất khó để xác định “một khoản” này là bao nhiêu. Trong trường hợp đó, thẻ tín dụng sẽ là phương án dự phòng hoàn hảo.

Nhận định xu hướng dùng thẻ tín dụng của người Việt khi du lịch, ông Sean Prestion, Giám đốc Visa khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Người tiêu dùng đang ngày càng thông minh hơn nên khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài, họ ưu tiên dùng thẻ tín dụng mà visa là một ví dụ. Bởi phương thức thanh toán này có tính an toàn, bảo mật và tiền lợi cao. Hơn nữa khi thanh toán bằng thẻ, mọi giao dịch đều được hệ thống ghi nhận, giúp người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu”.

Tính tiện dụng của thẻ ghi nợ khi du lịch quốc tế thể hiện ở việc chủ thẻ có thể giao dịch bằng bất kỳ loại tiền nào mà không cần chuyển đổi sang tiền của nước sở tại. Ngoài ra khi sử dụng loại thẻ này, chủ thẻ còn được hưởng nhiều ưu đãi từ các tổ chức thẻ lẫn ngân hàng phát hành.

Ví như dòng thẻ tín dụng dành riêng cho du lịch Maritime Bank Visa Travel Card vừa được Maritime Bank giới thiệu trong buổi họp báo ngày 20/7. Theo đại diện ngân hàng, 3 điểm nổi bật của dòng thẻ này là: mua tour trả góp 0% lãi suất; chiết khấu tới 30% các dịch vụ với đối tác trong chương trình Travel JOY+; hoàn tiền đến 10% trên tất cả chi tiêu du lịch, đặc biệt là với dịch vụ ăn uống, đặt phòng. Như vậy, nếu chi tiêu thông minh vào các dịch vụ trên, khách hàng sẽ tối ưu được số tiền hoàn lại.

Lễ ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa.

Thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa được chấp nhận thanh toán tại 40 triệu điểm trên toàn cầu. Ngoài ra, chủ thẻ còn được ứng tiền mặt 0 đồng với lãi suất ưu đãi, sở hữu Bảo hiểm du lịch toàn cầu trị giá 10,9 tỷ đồng và hưởng ưu đãi đến 50% từ các đối tác của ngân hàng này.

“Thay vì chỉ được hoàn tiền, giảm giá tại các resort trong danh sách đối tác như của nhiều ngân hàng khác, với giao dịch thanh toán phòng tại bất kỳ khu lưu trú nào, chủ thẻ Maritime Bank Visa Travel Card nghiễm nhiên được hoàn tiền 10%, chưa kể đến các ưu đãi khác trong chương trình Travel JOY+”, ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc Maritime Bank khẳng định.

Cũng theo ông Quang, tham vọng của đơn vị này khi phát hành Maritime Bank Visa Travel Card là thay đổi thói quen của du khách Việt, từ du lịch khám phá, du lịch tận hưởng được nâng tầm thành du lịch thông minh.

Giang Minh Nguyệt

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nen-dung-tien-mat-hay-the-tin-dung-khi-du-lich-post764832.html