Món ăn trên mâm cỗ cúng năm mới của người Mường

Theo quan niệm truyền thống của người Mường tết Nguyên Đán là cái tết quan trọng nhất, lớn nhất trong năm của mỗi gia đình, được bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp hàng năm.

Ông Bùi Văn Chiên ở xóm Mừng xã Hợp Phong cũng là một thầy Mo của vùng Mường Thàng huyện Cao Phong làm lễ trước bàn thờ tổ tiên xin phép thần linh, thổ công thổ địa để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Người trong gia đình tất bật chuẩn bị đồ cúng đón mừng năm mới. Tết năm mới của người Mường là phong tục đẹp chứa đựng nhiều biểu tượng, tín hiệu văn hóa từ ngàn xưa truyền lại, mang tính nhân văn cao cả, hiện vẫn được người Mường lưu giữ và truyền lại cho mai sau.

Những người phụ nữ Mường tham gia gói bánh chưng và bánh ống chuẩn bị đón Tết.

Những món thực phẩm trên mâm cỗ cúng năm mới của người Mường Hòa Bình.

Những ngày tết nguyên đán là ngày gặp gỡ sum vầy gia đình, làng xóm của người Mường ở Hòa Bình.

Ông Bùi Văn Chiên ở xóm Mừng xã Hợp Phong huyện Cao Phong chuẩn bị bàn thờ tổ tiên trước khi làm lễ xin phép thần linh, thổ công thổ địa để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Trong ngày tết của người Mường, các phường bùa bắt đầu đi chúc tết gia đình ông Bùi Văn Chiên và từng gia đình trong xóm. Phường bùa là đội hình diễn tấu chiêng có từ 6-12 người, trong đó, có một người đứng đầu gọi là ông trùm phường.

Đoàn đi đến đâu tấu chiêng xắc bùa đến đó, khi vào đến sân nhà ai ông trùm phường cất bài hát chúc Tết gia đình, sau đó gia chủ xuống sân mời phường bùa lên nhà uống chén rượu xuân.

Gia chủ sau khi được chúc tết sẽ mời phường bùa vào, lên nhà sàn uống chén rượu xuân vui năm mới cùng gia đình.

Theo TTXVN

Nguồn Znews: https://znews.vn/mon-an-tren-mam-co-cung-nam-moi-cua-nguoi-muong-post1455453.html