Mở khóa bí ẩn những gen tham gia việc tái tạo đuôi thằn lằn

Các nhà khoa học thấy có ít nhất 326 gen ở các khu vực cụ thể của đuôi tái tạo, gồm cả những gen liên quan đến sự phát triển của phôi thai, phản ứng các tín hiệu nội tiết tố và chữa lành vết thương...

* Vì sao thằn lằn có thể mọc lại đuôi?

Thằn lằn và một số loài động vật khác như kỳ nhông, ếch, nòng nọc… có thể hy sinh phần đuôi đề thoát khỏi động vật ăn thịt và sau đó mọc trở lại. Vì sao chúng có thể mọc lại đuôi?

Nhóm các nhà khoa học liên ngành ở Mỹ đã sử dụng công cụ phân tích thế hệ mới và máy tính để kiểm tra những gen hoạt động trong quá trình tái sinh đuôi của loài thằn lằn màu xanh lá cây Anole, với tên khoa học là Anolis carolinensis...

Kết quả, họ thấy có ít nhất 326 gen ở các khu vực cụ thể của đuôi tái tạo, gồm cả những gen liên quan đến sự phát triển của phôi thai, phản ứng các tín hiệu nội tiết tố và chữa lành vết thương. Họ đã mở được khóa bí ẩn của những gen tham gia vào việc tái tạo đuôi thằn lằn.

"Bằng cách ứng dụng các công thức di truyền tái sinh này kết hợp với việc khai thác các gen tương tự trong tế bào con người, chúng ta có thể làm mọc lại sụn mới, cơ hoặc dây cột sống trong tương lai”, giáo sư Kenro Kusumi, tác giả chính của nghiên cứu nói. Về cơ bản thằn lằn là loài động vật có quan hệ gần gũi với con người về khả năng tái tạo lại phần phụ của cơ thể.

Trong quá trình tái sinh, các gen liên quan kích hoạt quá trình gọi là “con đường Wnt” nhằm kiểm soát tế bào gốc ở nhiều cơ quan như não, nang lông và các mạch máu. Tuy nhiên, mô hình tái sinh của loài thằn lằn độc đáo hơn, sự phát triển này phân bố trên toàn đuôi.

“Tái sinh không phải là một quá trình ngay lập tức. Trên thực tế, thằn lằn cần 60 ngày để phục hồi đuôi. Thằn lằn tạo thành một cấu trúc tái sinh phức tạp với các tế bào phát triển thành các mô tại nhiều địa điểm dọc theo đuôi”, Elizabeth Hutchins, đồng tác giả nghiên cứu nói.

Các nhà khoa học hy vọng phát hiện của họ sẽ dẫn đến những phương pháp điều trị mới, chữa trị bệnh tổn thương tủy sống, sửa chữa các khuyết tật bẩm sinh và điều trị bệnh viêm khớp ở con người.

* 8 lợi ích tuyệt vời của lạc với sức khỏe

Hạt lạc (đậu phộng) nhỏ mang nhiều giá trị dinh dưỡng, protein và tác dụng tuyệt vời với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

1. Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát: Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt lạc tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn: Lạc cũng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

3. Giúp giảm lượng đường trong máu: Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu, tốt cho người bệnh tiểu đường...

4. Làm giảm trầm cảm: Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn.

5. Giàu năng lượng: Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.

6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau: Lạc chứa p-coumaric acid, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%. Đưa lạc hạt hay bơ đậu phộng vào kế hoạch ăn uống mỗi ngày chừng mực là cách hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe.

7. Có lợi cho tóc: Lạc rất giàu axit béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Lạc giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.

8. Làm giảm nguy cơ sỏi mật: Lạc ở dạng hạt hoặc bơ lạc có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và bệnh về gan lên đến 25%. Sử dụng bơ lạc trong bữa ăn sáng của bạn để có năng lượng dồi dào.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/mo-khoa-bi-an-nhung-gen-tham-gia-viec-tai-tao-duoi-than-lan-post176031.html