Ma cà rồng có thật không?

Chắc hẳn không ai còn xa lạ với hình ảnh ma cà rồng trong mỗi mùa Halloween, trong những bộ phim, trong những cuốn sách, hay trong nhiều ấn phẩm giải trí khác.Thực tế, sự tò mò của con người với ma cà rồng luôn là vô tận, giống hệt với nỗi thèm khát máu của chính những con ma cà rồng được miêu tả trong những bộ phim bạn từng xem. Vậy thì ma cà rồng có thật không, chúng đến từ đâu và xuất hiện trên trái đất từ bao giờ?

Chắc hẳn không ai còn xa lạ với hình ảnh ma cà rồng trong mỗi mùa Halloween, trong những bộ phim, trong những cuốn sách, hay trong nhiều ấn phẩm giải trí khác.Thực tế, sự tò mò của con người với ma cà rồng luôn là vô tận, giống hệt với nỗi thèm khát máu của chính những con ma cà rồng được miêu tả trong những bộ phim bạn từng xem. Vậy thì ma cà rồng có thật không, chúng đến từ đâu và xuất hiện trên trái đất từ bao giờ?

Hình dáng và nguồn gốc của ma cà rồng

Ma cà rồng nổi tiếng nhất chính là bá tước Dracula, và hoàng tử người Rumani Vlad Tepes (1431-1476) được xem là hiện thân của Dracula ngoài đời thực, bởi tính cách của ông có nhiều điểm giống với nhân vật này. Tuy nhiên, trong lịch sử phương Tây ông không phải là một người uống máu hung bạo, mà là một vị anh hùng bảo vệ đế chế của mình thoát khỏi tay người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ.

Trở về từ cõi chết để hãm hại những người còn sống là hình ảnh quen thuộc của rất nhiều ma cà rồng; trong đó những ma cà rồng có nguồn gốc từ Slavi sẽ có tuổi đời vài trăm năm. Tuy nhiên, trong nhiều phiên bản khác, ma cà rồng thường già hơn, có thể là ma quỷ với hình dạng rất kì dị, xấu xí và gớm ghiếc.

Matthew Beresford, tác giả cuốn "From Demons to Dracula: The Creation of the Modern Vampire Myth" (Reaktion, 2008), viết rằng "có nhiều cơ sở rõ nét về ma cà rồng ở thế giới cổ đại cũng như khó lòng biết được những lời đồn đại ấy xuất hiện từ khi nào. Nhưng có nhiều giả thiết cho rằng ma cà rồng do một mụ phù thủy ở thời Ai Cập cổ đại sinh ra, là một con quỷ được triệu hồi đến Trái đất từ một thế giới khác".

Có nhiều loại ma cà rồng khác nhau trên khắp thế giới như quỷ Jiangshi thuộc Trung Quốc, là một linh hồn quỷ dữ tấn công con người đồng thời hút cạn năng lượng; hay các vị thần phẫn nộ uống máu người xuất hiện trong cuốn sách "Tibetan Book of the Dead"...

Bela Lugosi, một trong những diễn viễn đóng vai Dracula thành công nhất, khiến rất nhiều người tin rằng ma cà rồng là có thật.

Nhận dạng ma cà rồng

Dù có thể kể tên một số tính cách ma cà rồng qua các truyền thuyết, nhưng không ai dám khẳng định chắc chắn những nét đặc trưng tiêu biểu của nhân vật này gồm những gì. Một vài ma cà rồng có thể biến thành dơi hoặc chó sói, số khác thì không. Có những con ma cà rồng không có bóng nhưng một số khác lại có. Nước thánh hay ánh mặt trời có thể xua đuổi hay tiêu diệt ma cà rồng nhưng nhiều ma cà rồng lại không bị vậy. Một con ma cà rồng có thể sống nhờ việc rút các loại chất lỏng trong cơ thể người, đặc biệt là máu.

Để tìm kiếm ma cà rồng, theo một truyền thuyết tại Rumani, bạn cần phải có 1 bé trai 7 tuổi và 1 con ngựa trắng. Cậu bé cũng mặc đồ trắng được đặt trên lưng ngựa rồi cả hai sẽ đi tới nghĩa địa vào lúc giữa trưa. Sau khi con ngựa chạy vòng quanh và dừng lại gần ngôi mộ nào nhất thì đó chính là mộ của ma cà rồng hoặc có thể là một điều gì đó tương tự như thế. Hãy tới và kiểm tra!

Niềm tin về sự tồn tại ma cà rồng được tăng mạnh vào thời Trung cổ ở châu Âu. Trong các câu chuyện đều cho rằng cách thức để trở thành ma cà rồng là phải cắn vào một ai đó, nhưng thực tế, đây lại là một giả thuyết tương đối mới. Bởi trong cuốn sách "Vampires, Burial, and Death: Folklore and Reality" (Yale, 2008), nhà văn hóa dân gian Paul Berber viết rằng, vào những thế kỷ trước người ta chủ yếu dựa vào một số điềm báo bất thường hay một số khiếm khuyết trên cơ thể của trẻ sơ sinh như vừa mới sinh đứa trẻ đã có răng chẳng hạn, để xác định đó là những con ma cà rồng. Tương tự vậy, nếu trẻ khi sinh ra có thêm núm vú ( như ở Romani) hay thiếu phần sụn ở mũi hoặc môi dưới bị tách làm đôi (ở Nga). Hay đứa trẻ sinh ra có thóp màu đỏ, hoặc màng ối bao phủ kín người..., tất cả các hiện tượng này được toàn thể dân châu Âu tin là điềm báo sự chết chóc đang kéo đến.

Niềm tin về sự tồn tại của ma cà rồng thường bắt nguồn từ sự mê tín cùng sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân phân hủy xác chết. Một trong những lời miêu tả bất hủ về ma cà rồng chính là những bất hạnh không thể giải thích được sẽ xảy ra với một người nào đó, một gia đinh hay một thị trấn nào đó – như là một mùa vụ thất thu do thời tiết khô hạn, hay bị tấn công bởi các dịch bệnh. Trước khi khoa học có thể giải thích rõ về các loại hình thời tiết và lý thuyết về các mầm bệnh, thì bất kỳ các điềm báo bất thường, không rõ nguyên nhân đều được đổ lỗi do ma cà rồng gây ra. Ma cà rồng là câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi muôn thưở nhằm lí giải lí do tại sao những người lương thiện lại gặp nhiều điều bất hạnh.

Người dân luôn tin rằng khi một cái gì đó bị nguyền rủa sẽ gắn liền với chết chóc và những người vừa qua đời trong khoảng thời gian đó chính là những người bị nguyền rủa. Trong những ngôi mộ được khai quật nếu xảy ra các hiện tượng không thể nào lí giải, dân làng sẽ gán cho quá trình phân hủy này bằng một hiện tượng kì quái, khó hiểu. Ví dụ, cơ thể luôn được phân hủy ngay tập lức, nhưng nếu quan tài bị bịt kín và chôn vào mùa đông, quá trình phân hủy có thể sẽ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng; ruột sẽ đầy hơi khi phân hủy và có thể ép máu chảy xuống miệng, làm cho xác chết trông như thể vừa mới bị hút máu. Hiện tượng này được giải thích rất rõ ràng nhờ nền y học hiện đại, nhưng trong thời kỳ Trung cổ, người ta thường cho rằng những dấu hiệu khó hiểu như vậy chắc chắn do ma cà rồng gây ra.

Cách đối phó với ma cà rồng

Cách tốt nhất để đối phó với ma cà rồng chính là phải tiêu diệt ngay "từ trong trứng nước". Một vài thế kỷ trước tại châu Âu, người ta thường đóng cọc trên những ngôi mộ (bị nghi ngờ) có ma cà rồng sống trong đó. Mục đích của ý tưởng này là muốn ghim chặt ma cà rồng vào trong đất, và ngực là bộ phận được lựa chọn, bởi vì nó là phần chính giữa của cơ thể. Trào lưu này được sử dụng trong nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, khi mô tả về những chiếc cọc gỗ dùng để kết liễu ma cà rồng. Không có ý nghĩa đặc biệt nào trong việc sử dụng gỗ, theo dân gian, ma cà rồng cũng giống như djinn (thần linh) và nhiều con ma khác – đều sợ sắt, vì thế một thanh sắt sẽ hiệu quả hơn một chiếc cọc gỗ khi muốn triệt hạ ma cà rồng.

Một bộ xương chôn tại nghĩa trang Vecchiano thuộc Pisa bị nghi ngờ là ma cà rồng Venetian

Một phương pháp truyền thống khác để giết ma cà rồng chính là chặt đầu rồi đặt tỏi hoặc một viên gạch vào giữa miệng. Thực tế, những ngôi mộ bị nghi ngờ là mộ ma cà rồng được tìm thấy đều có những dấu hiệu vừa kể trên. Theo một bài báo trên Live Science năm 2012 từng viết rằng: "thi thể của một người phụ nữ được tìm thấy trong lăng mộ nằm trên đảo Venetian thuộc Nuovo Lazzaretto. Vì nghi ngờ người phụ nữ này là ma cà rồng, một tín ngưỡng dân gian phổ biến tại thời điểm đó, người ta đã nhét một hòn đá vào trong hộp sọ để ngăn chặn không cho thi thể nhai qua lớp vải liệm và lây nhiễm các bệnh dịch hạch, nhà nhân chủng học Matteo Borrini thuộc đại học Florence nói". Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ giải thích này, và cho rằng hòn gạch có thể không được đặt vào trong miệng, nhưng do có nhiều viên gạch rải xung quanh nên có thể đã rơi trúng vào miệng của thi thể sau khi được an táng. Dù ngôi mộ này có thể không phải là mộ ma cà rồng, nhưng các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều ngôi mộ có bằng chứng rõ nét về niềm tin vào sự tồn tại ma cà rồng của người dân thời xa xưa. Như vào năm 2013, nhà khảo cổ học Bulgari đã tìm thấy hai bộ xương bị một thanh sắt xuyên qua ngực, cả hai đều được cho là ma cà rồng, theo bài báo từ tạp chí Khảo cổ học cho biết.

Hộp sọ của "ma cà rồng Venice" được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể với một viên gạch bị nhét chặt trong miệng.

Cách bảo vệ bản thân khi bị ma cà rồng tấn công

Tương truyền có một vài phương pháp sẽ giúp bạn ngăn chặn ma cà rồng chính là mang theo 1 túi muối nhỏ bên mình. Nếu bị ma cà rồng truy đuổi hãy rải muối xuống dưới đất sau lưng bạn, ma cà rồng bắt buộc phải dừng lại và đếm từng hạt một trước khi tiếp tục đuổi theo. Nếu không có muối trong tay, theo một số người nói rằng bất kỳ loại hạt nhỏ nào kể cả thức ăn cho chim hoặc cát đều có tác dụng. Vì lí do này mà muối thường được đặt ở phía trên hay rải xung quanh cửa sổ để tránh bị ma cà rồng săn đuổi.

Một vài truyền thuyết cho rằng ma cà rồng không thể vào nhà trừ phi được một ai đó chính thức mời vào. Đây có thể là một câu chuyện tưởng tượng thời hiện đại, nhằm cảnh báo "người lạ nguy hiểm" cho trẻ em, đã bịa ra chuyện này nhằm dọa trẻ để chúng không cho người lạ vào nhà.

Sự thật về ma cà rồng

Thực tế cũng có một số loài động vật trông rất giống ma cà rồng như con đỉa, cá mút đá hay con dơi. Những loài này đều rất thích máu, lấy máu làm nguồn sống cho chúng, nhưng tất nhiên bấy nhiêu không đủ để giết chết con người được.

Vậy những loài mà rồng được biến từ con người thì sao? Chắc chắn những người tự nhận mình là ma cà rồng đều là những người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Gothic. Với những câu lạc bộ sách theo chủ đề ma cà rồng, các nghi lễ cúng bái bằng máu; những người mặc áo choàng hoặc các nhân vật nhận răng nanh của ma cà rồng để cấy ghép. Dù hơi đáng sợ nhưng tất cả chỉ mang tính giải trí. Tuy nhiên, việc uống máu lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Máu rất độc hại bởi nó giàu sắt và cơ thể người khó lòng bài tiết khi sắt dư thừa - những ai thường xuyên uống máu sẽ có nguy cơ mắc chứng haemochromatosis – hội chứng sắt quá liều, và có thể gây ra rất nhiều vấn đề như gây nguy hại cho gan hay suy giảm hệ thần kinh...

Dù ở dạng này hay dạng khác, trải qua hàng thiên niên kỷ, dưới nhiều hình thức khác nhau ma cà rồng vẫn là một phần thuộc văn hóa nhân loại. Và những kẻ hút máu luôn là điều đáng sợ cũng như chẳng thể loại bỏ ý nghĩ về ma cà rồng ra khỏi đầu óc của con người được.

Hạnh Nhi

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/1891467/ma-ca-rong-co-that-khong