Loạt hóa thạch hàng trăm triệu tuổi hé lộ nguồn cơn sự sống Trái Đất

Trong những năm gần đây, một số hóa thạch quý, hiếm hàng trăm triệu tuổi được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia cho hay chúng cung cấp manh mối giúp giải mã sự sống trên Trái đất.

Vào tháng 2/2024, 5 mẫu hóa thạch cổ thụ 350 triệu năm tuổi cực hiếm tại một mỏ đá ở tỉnh New Brunswick, Canada. Theo các chuyên gia, chúng bị chôn vùi sau một trận động đất xảy ra cách đây 350 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loại hóa thạch cây này là Sanfordiaaulis. Loài cây này cao khoảng 2,7m, không phân nhánh và có cấu trúc thân khá giống cây dương xỉ hoặc cây cọ. Khi trưởng thành, loài cây này có thể đạt tới 4,6m, đường kính của tán lá là 5,48m và mỗi chiếc lá dài khoảng 1,7m.

Tháng 1/2023, các chuyên gia thông báo tìm thấy hóa thạch của một con khủng long Borealopelta ăn cỏ, nặng khoảng 1.300 kg, dài khoảng 5,5m được bảo quản nguyên vẹn sau 100 triệu năm ở bang Alberta, Canada.

Hóa thạch được bảo quản nguyên vẹn đến mức được xem là 1 tỉ bộ mới có một. Nguyên do là bởi những chiếc sừng, chân, bộ giáp, một số phần trong dạ dày, đặc biệt phần đầu và lớp da còn gần như vẹn nguyên. Các chuyên gia xác định hóa thạch này thuộc về một con khủng long thuộc họ nodosaur, một dạng khủng long ăn cỏ bọc giáp tồn tại trong kỷ Phấn trắng.

Trong tháng 7/2022, 3 hóa thạch quý, hiếm được tìm thấy ở Anh, Trung Quốc và Tây Ban Nha. Cụ thể, các nhà khoa học Anh tìm thấy hóa thạch của một loài động vật biển săn mồi sống trong kỷ Ediacara cách đây tới 560 triệu năm. Họ đặt tên cho loài mới là Auroralumina attenboroughii.

Theo các chuyên gia, Auroralumina attenboroughii là động vật ăn thịt lâu đời nhất từng được biết đến, xuất hiện sớm hơn 20 triệu năm so với loài giữ kỷ lục trước đó. Chúng được cho là đã sử dụng bộ xúc tu dày đặc để bắt thức ăn trong các đại dương sơ khai của Trái đất.

Cũng trong tháng 7/2023, các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy hóa thạch hộp sọ 255 triệu năm của một loài săn mồi trông như con lai giữa bò sát và động vật có vú tại hệ tầng Naobaogou ở khu tự trị Nội Mông. Hóa thạch ở tình trạng rất tốt, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới với những chiếc răng gần như nguyên vẹn.

Tác giả chính của nghiên cứu Jun Liu và là người đầu tiên phát hiện ra mẫu vật cho hay, nhóm chuyên gia đặt tên cho hóa thạch trên là Euchambersia liuyudongi. Đây là hóa thạch Euchambersia đầu tiên tìm thấy tại Trung Quốc và hiện được bảo quản tại Viện Xương sống Cổ đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Vào tháng 7/2023, nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức khảo cổ Atapuerca Foundation cho biết đã tìm thấy hóa thạch bao gồm xương hàm trên và xương gò má của người tiền sử có niên đại ước tính cách đây tới 1,4 triệu năm trên dãy núi Atapuerca ở miền bắc Tây Ban Nha.

Theo các chuyên gia, việc tìm thấy hóa thạch người tiền sử trên có thể giúp giải mã bí ẩn về một trong những quần thể người đầu tiên đến châu Âu.

Mời độc giả xem video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loat-hoa-thach-hang-tram-trieu-tuoi-he-lo-nguon-con-su-song-trai-dat-1970739.html