Kỳ quái những đám mây sáng tụ trên khí quyển núi lửa sao Hỏa

Hàng loạt nhiều vầng mây kỳ quái xuất hiện ngay trên khí quyển các ngọn núi lửa sao Hỏa đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học thiên văn.

Theo các hình ảnh chụp bằng công nghệ từ tàu Vũ trụ MAVEN của NASA, nhiều nhiều vầng mây sáng kỳ lạ đã xuất hiện trên bề mặt sao Hỏa.

Cụ thể, các đám mây sáng này tồn tại ngay trên khí quyển đỉnh 4 ngọn núi lửa lớn nhất trên Hỏa tinh. Điều này rất giống với mây núi lửa trên bề mặt Trái Đất.

Tiêu biểu nhất là đám mây khổng lồ tồn tại trên khí quyển ngọn núi lớn nhất sao Hỏa là Olympus Mons.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên phát hiện hiện tượng này. Vào năm 1990, giới thiên văn cũng đã từng phát hiện ra hiện tượng mây lạ tương tự nhưng chưa có lời giải thích thấu đáo.

Theo phân tích từ phía các chuyên gia, các hiện tượng mây lạ này gọi chung là hiện tượng nightglow, do hàm lượng khí nitơ và oxy từ núi lửa phát ra, được gió sao Hỏa bốc lên cao, các phân tử khí va mạnh vào nhau và thêm tác động phá vỡ phân tử của ánh sáng mặt trời, tất cả tạo thành mây khí phân tử oxit nitric phát sáng.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/ky-quai-nhung-dam-may-sang-tu-tren-khi-quyen-nui-lua-sao-hoa-770998.html