Kỹ năng thoát hiểm khi cháy cực đơn giản, có thể cứu sống bản thân và nhiều người không phải ai cũng biết

Chuẩn bị những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy có thể giúp bản thân, gia đình tránh được những rủi ro, hạn chế tối đa thiệt hại về người.

Trang bị kỹ năng thoát hiểm khi có cháy để bảo vệ bản thân và gia đình

Hãy trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân và gia đình trong các trường hợp khẩn cấp.

Sự việc cháy chung cư mini (9 tầng, 1 tum) tại ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày 12/9 đang được rất nhiều người quan tâm vì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của nó. Vụ cháy đã làm 56 người tử vong và 37 người bị thương (trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong).

Sự việc cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội) đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người.

Thực tế, không chỉ vụ việc trên mà đã có rất nhiều vụ cháy nhà cao tầng, chung cư mini hoặc chung cư nhiều tầng xảy ra khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trong đó, nhiều vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để hạn chế những vụ việc thương tâm tái diễn, Bộ Công an đã có hướng dẫn về cách thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng, cũng như những việc cần làm để phòng tránh hỏa hoạn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững kiến thức an toàn PCCC&CNCH khi ở chung cư, tòa nhà cao tầng. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân trong các trường hợp khẩn cấp.

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Dưới đây là phương pháp thoát hiểm khi cháy cực đơn giản và ai cũng có thể thực hiện tốt để giảm thiểu được thiệt hại rất lớn cho bản thân và gia đình.

Theo chia sẻ của một tài khoản sử dụng mạng xã hội có tên Trần Minh, người đã có kinh nghiệm thực tế khi tự cứu bản thân và 4 người trong gia đình thoát khỏi một vụ hỏa hoạn tại TP. HCM như sau:

"1. Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh.

2. Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng.

3. Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đo phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng).

4. Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt, vì vậy luôn để 1 chai nước trong phòng.

Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: Dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.

Ảnh minh họa.

Thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc. Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ. Sau đó người chui vào trong.

Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời.

Ảnh minh họa.

Đối với ban công bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó để tránh khói.

Ảnh minh họa.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây".

Diễm Hằng

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ky-nang-thoat-hiem-khi-chay-cuc-don-gian-co-the-cuu-song-ban-than-va-nhieu-nguoi-khong-phai-ai-cung-biet-172230914110820273.htm