Kinh tế phát triển theo chiều rộng, hậu quả với môi trường là khủng khiếp!

(Tamnhin.net) – “Trong mấy chục năm đổi mới, chúng ta từng bước hội nhập với thế giới, giờ có thể nói chúng ta hội nhập hoàn toàn rồi. Dù muốn hay không chúng ta đã thò chân vào rồi” – Bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trên diễn đàn “Doanh nghiêp & Phát triển”.

Thời điểm chúng ta đang tọa đàm hôm nay là thời điểm đặc biệt. Ngẫu nhiên thôi nhưng hôm nay là ngày công bố các văn kiện cho sự phát triển của đất nước chúng ta ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Chúng ta làm những công việc này trong thời điểm thế giới đang có thay đổi sâu sắc. Nếu không tính đến những sự thay đổi này thì chúng ta bị rào cản nào đó. Cuộc tọa đàm hôm nay tôi nghĩ nó gợi cho chúng ta nhiều trăn trở, băn khoăn. Đất nước ta đang chuyển từ nước thu nhập thấp sang nước bắt đầu có thu nhập trung bình. Tuy có nhiều khuyết tật yếu kém nhưng trong lịch sử nước ta đây là bước chuyển quan trọng. Trong mấy chục năm đổi mới, chúng ta từng bước hội nhập với thế giới, giờ có thể nói chúng ta hội nhập hoàn toàn rồi. Dù muốn hay không chúng ta đã thò chân vào rồi. Tất cả các câu chuyện của mình trong khi thế giới đang chuyển mình sau cuộc khủng hoảng. Việc tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng. Bối cảnh thế giới làm cho việc chọn đường của chúng ta rất bức thiết. Chọn không đúng chúng ta sẽ bị đào thải. Có cái bẫy thu nhập trung bình nhưng nếu chọn không đúng chúng ta sẽ bị đào thải. Thực sự đó là thách thức với chúng ta. Cụ thể như sau: Giữa yêu cầu tốc độ và chất lượng, hiệu quả. Một mặt chúng ta không thể nào hài lòng với tốc độ, sự hài lòng đó thu hẹp lại. Mâu thuẫn xử lý thế nào? Câu chuyện thứ hai: Thế giới đang chuyển mình sang nền kinh tế thân thiện với môi trường. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, thế giới chuyển sang sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Cơ cấu kinh tế đang nhấn mạnh vào sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Nước ta câu chuyện này bàn xa vời lắm.Chúng ta kinh tế phát triển theo chiều rộng đem lại hậu quả đối với môi trường khủng khiếp. Thứ hai lĩnh vực này, những sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường chúng ta còn quá yếu kém. Giữa phát triển nhanh và bền vững là thách thức thứ hai. Đây là vấn đề rất băn khoăn. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Tất nhiên trong giai đoạn đầu, thị trường trong nước còn hạn hẹp, khuyến khích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến giai đoạn này, có mối liên quan tới thị trường trong nước và ngoài nước. Cách xử lý còn rất lúng túng. Mỹ đánh thuế vào cá tra vô lý... Vấn đề chọn cái nào đây là vấn đề lớn. Các thành phần kinh tế (Không cái nào quan trọng hơn cái nào) Một trong những nhân tố đổi mới được đó là nền kinh tế nhiều thành phần, ở khúc quanh nào xử lý như thế nào. Vinashin trong đầu chúng ta mông lung lắm. Nếu tiếp tục khẳng định DNNN trở thành nền tảng, DN ngoài quốc doanh là động lực thế nào, ra sao. Nếu không giải quyết thấu đáo thì kinh tế hiệu quả hay không hiệu quả? Giữa thị trường và nhà nước, ở những nước CN phát triển vai trò của NN như thế nào, phát triển ra sao? Ở nước ta, nói trên giấy, hành xử, bắt bẻ. Nếu không có định hướng rõ thì doanh nghiệp không thể làm được. Chịu ảnh hưởng của hai tác nhân: Vi mô, và vĩ mô. Hai nhân tố đó không rõ thì DN không phát triển được. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Câu chuyện nhà nước và thị trường là câu chuyện chưa chấm dứt. Nếu không xử lý vẫn đề này thì rất khó! Câu chuyện đang nảy sinh mâu thuẫn giữa phát triển và nguồn nhân lực.Thực ra chúng ta là mới nhưng đó là cũ mòn của thế giới. Tôi cứ băn khoăn, lâu nay chúng ta nói về nhân lực. Việc nhân lực đào tạo cho đường hướng phát triển kinh tế nhưng đường hướng chưa rõ thì đào tạo ra sao. Nhân lực tự nó không thể tạo ra nền kinh tế hiệu quả nêu không gắn với Khoa học Công nghệ. Nhân lực là đột phá chưa đủ mà phải gắn với khoa học công nghệ. Nếu chúng ta muốn chọn cơ cấu kinh tế khác bây giờ. Ứng xử của con người trong xã hội công nghiệp, xã hội hiện đại cực kỳ quan trọng. Cái này chúng ta hầu như không có. Con người chúng ta tư duy sản xuất nhỏ, tư duy sản xuất NN. Nếu tư duy như thế thì không có xã hội hiện đại. Chúng ta bước vào giai đoạn đối mới và phải chọn lựa. Tôi cho rằng giai đoạn này có tính chất giống năm 1986. Đòi hỏi trí tuệ, 1986 chỉ là rũ bỏ cái khuôn mẫu, cái cũ kỹ.. tất nhiên chỉ là tương đối. Đến giai đoạn này chúng ta chuyển sang giai đoạn đòi hỏi tư duy hoàn toàn khác đòi hỏi trí tuệ cao hơn. Ở đây tóm lại mô hình phát triển mới một cách đầy đủ là câu chuyện lớn. Tôi cứ băn khoăn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hình như không trúng mà trúng hơn là hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa chỉ chuyển phương thức lao động, chúng tôi đòi hỏi xã hội hiện đại trong xã hội hiện đại chắc gì công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng nhất. Ví dụ: Con người hiện đại không chỉ là từ lao động cơ bắp sang lao động công nghiệp. Còn những ứng xử khác.. Công nghiệp hóa chỉ là một vế trong hiện đại hóa. Bản thân Công nghiệp hiện đại, NN cũng cần hiện đại.Vùng nông thôn, vùng sau vùng xa, giải quyết NN trước tiên... Nguyên phó TT Vũ Khoan

Nguồn Tầm Nhìn: http://tamnhin.net/gocchuyengia/4285/kinh-te-phat-trien-theo-chieu-rong-hau-qua-voi-moi-truong-la-khung-khiep.html