Khoảng 2.000 chung cư cũ ở Hà Nội cần được đầu tư, cải tạo, xây dựng lại

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay, đã có thêm 70 nhà đầu tư đăng ký cải tạo lại chung cư cũ, nâng tổng số chung cư cũ trên địa bàn thành phố lên khoảng 2.000 chung cư, trong khi vào năm 2020, Hà Nội chỉ có 1.579 chung cư.

Thông tin về kế hoạch cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội, Sở Xây dựng cho biết, đơn vị vẫn đang bám sát Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND thành phố về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).

Theo Sở Xây dựng, đến nay, đã có 70 nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ, nâng tổng số chung cư cũ trên địa bàn thành phố lên khoảng 2.000 chung cư. Trong khi năm 2020, số lượng chung cư cũ được thống kê mới chỉ dừng lại ở 1.579 chung cư.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay, đã có thêm 70 nhà đầu tư đăng ký cải tạo lại chung cư cũ, nâng tổng số chung cư cũ trên địa bàn thành phố lên khoảng 2.000 chung cư, trong khi vào năm 2020, Hà Nội chỉ có 1.579 chung cư.

Nếu như trước đây, các khâu kiểm định, lập quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đều do nhà đầu tư thực hiện thì theo quy định mới (Nghị định số 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư), Nhà nước sẽ bỏ tiền thực hiện kiểm định và lập quy hoạch, kết quả sẽ khách quan hơn.

Theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, thành phố sẽ thực hiện toàn bộ dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư hoặc phân kỳ đầu tư để thực hiện nhưng ưu tiên phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng trước.

Các nhà chung cư còn lại trong khu thực hiện theo quy hoạch chi tiết và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.

Về công tác di dời hộ dân tại 6 khu chung cư, dự án nhà chung cư có nhà nguy hiểm cấp D phải phá dỡ để tiến hành xây dựng lại, đến nay, Hà Nội đã hoàn tất công tác di dời các hộ ra khỏi chung cư số 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa). Chung cư này được đánh giá là nhà nguy hiểm cấp D.

Tuy nhiên, còn 5 nhà chung cư cũ nguy hiểm tại quận Ba Đình, bao gồm: nhà C8 khu tập thể Giảng Võ; nhà G6A khu tập thể Thành Công; nhà A khu tập thể Ngọc Khánh; 2 đơn nguyên đầu hồi khu tập thể Bộ Tư pháp; nhà 148-150 Sơn Tây, thì vẫn còn một số trường hợp chưa hoàn thành di dời.

Trong Quý II/2022, quận Ba Đình có thể sẽ hoàn tất di dời các hộ còn lại. Song song đó, Sở Xây dựng cũng đã cơ bản hoàn thành kiểm định 126 chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Trước đó, tháng 5/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ.

Theo đó, mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian trên (căn cứ theo Nghị định 31/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất).

Do đó, để nhanh chóng triển khai, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương rà soát chặt và chịu trách nhiệm về dự án đề xuất, đảm bảo đúng quy định pháp luật,

Cụ thể, đối với nhà ở xã hội, cần làm rõ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp; tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vay vốn (nếu có), những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;

Đối với cải tạo chung cư cũ phải lưu ý danh mục dự án cải tạo; tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vay vốn.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương báo cáo về nhà ở xã hội, dự án cải tạo chung cư cũ, giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, đối với nhà ở xã hội, cần làm rõ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp; tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vay vốn (nếu có), những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;

Đối với cải tạo chung cư cũ phải lưu ý danh mục dự án cải tạo; tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vay vốn.

Bảo Minh

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/khoang-2000-chung-cu-cu-o-ha-noi-can-duoc-dau-tu-cai-tao-xay-dung-lai-172220621182041021.htm