Khi nào cần điều chỉnh nguyện vọng?

Hôm nay, 15/7, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sinh ĐH 2017. Mỗi thí sinh được điều chỉnh duy nhất một lần bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT về đợt điều chỉnh này.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT.

Khi  điều chỉnh nguyện vọng, theo bà thí sinh cần lưu ý những điểm gì để có được cơ hội vào học ở trường, ngành mà mình yêu thích?

Khi điều chỉnh các em nên chọn trường/ngành theo 3 nhóm: nhóm có điểm chuẩn các năm phù hợp với năng lực (xét trong tương quan giữa các trường cùng đào tạo ngành lựa chọn và tương quan điểm thi giữa những thí sinh cùng tổ hợp môn thi), nhóm có điểm chuẩn cao hơn một chút so với năng lực và nhóm có điểm thấp hơn.

Sau đó, nên sắp xếp các nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo thứ tự từ ưu tiên giảm dần (nguyện vọng 1 là nguyện vọng kỳ vọng nhất). Các trường và các phần mềm kỹ thuật sẽ xét tuyển thí sinh theo nguyện vọng và điểm thi.

Theo bà, với những thí sinh đạt điểm thi như thế nào thì mới cần điều chỉnh nguyện vọng?

Việc điều chỉnh nguyện vọng chỉ cần thiết đối với các thí sinh nhận được kết quả thi THPT quốc gia không tương đương với dự kiến ban đầu khi thí sinh đăng ký xét tuyển (có thể thấp hoặc cao hơn dự kiến, xét trong tương quan với những người cùng tổ hợp đăng ký xét tuyển).

Cũng cần lưu ý rằng nếu thí sinh thấy điểm thi cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến thì có thể những người cùng thi, cùng tổ hợp đăng ký xét tuyển cũng trong cùng tình trạng đó; như vậy thì không nhất thiết phải điều chỉnh do “cảm giác cao thấp” này.

Ngoài ra, nếu thí sinh vẫn còn sai sót về ưu tiên xét tuyển theo đối tượng hoặc khu vực hoặc muốn đăng ký bổ sung thêm nguyện vọng đăng ký xét tuyển để có nhiều cơ hội hơn thì nên điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu điều chỉnh và nộp trực tiếp cho điểm tiếp nhận hồ sơ.

Nhìn chung, nếu việc điều chỉnh làm cho việc chọn trường, chọn ngành theo đúng nguyện vọng của bản thân hơn và phù hợp với điểm thi hơn, khả năng trúng tuyển cao hơn thì nên điều chỉnh.

Nhiều chuyên gia băn khoăn vì sao Bộ không để cho thí sinh đăng ký một lần sau khi biết điểm thi, thưa bà?

Năm nay, đối với các thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH,CĐSP phải đăng ký cùng với đăng ký dự thi THPT quốc gia.

Việc này giúp các em sớm đặt ra mục tiêu phấn đấu, tập trung đầu tư vào những môn học đã được xác định, phạm vi quan tâm tìm hiểu thông tin về trường, ngành đăng ký xét tuyển... được hiệu quả hơn, tránh mất thời gian vào diện rộng không cần thiết.

Xin cảm ơn bà!

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng, việc các trường tốp giữa và tốp trên công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT (tức 15,5 điểm) là làm khổ thí sinh, đẩy thí sinh vào thế khó bởi điểm chuẩn trúng tuyển thật sự của các trường này luôn ở mức cao hơn điểm sàn rất nhiều.

Thủ khoa đầu vào trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia 2017 có tổng điểm của 3 môn xét tuyển đạt từ 24 trở lên và cao nhất (không tính điểm ưu tiên) sẽ được vinh danh là “Thủ khoa đầu vào HUTECH” với học bổng trị giá 100.000.000 đồng.

Sáng 14/7, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Chiều 14/7, Ban Trường học, Bộ Quốc phòng chính thức công bố mức điểm nhận hồ sơ của các trường khối quân đội.

Nghiêm Huê (thực hiện)

Nghiêm Huê (thực hiện)

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/giao-duc/khi-nao-can-dieu-chinh-nguyen-vong-1167468.tpo