Khám phá những vùng đất khắc nghiệt nhất trên thế giới

Nếu bạn nghĩ rằng vùng đất nơi mình sống có khí hậu thật tồi tệ thì hãy đến những nơi sau để cảm nhận thế nào là sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Người dân Vương quốc Anh đang ở những ngày nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè này khi nhiệt độ lên tới 34 o C, nhưng người dân ở Kuwait đang phải vật lộn với đợt nắng nóng kỷ lục trên thế giới. Tại một trạm khí tượng ở các khu vực hẻo lánh của Mitribah nằm phía Tây Bắc các nước Ả rập, nhiệt kế vọt lện mức 54 o C vào thứ Năm tuần qua.

Các nhà khoa học đã từng ghi lại được nhiệt độ 56,7 o C tại Furnace Creek ở Thung lũng Chết, California, vào năm 1913, nhưng các chuyên gia nghi ngờ tính chính xác của những con số trên do các thiết bị khí tượng lúc đó kém chính xác hơn so với bây giờ.

Nơi lạnh nhất

Vùng đất lạnh nhất trên thế giới là địa bàn cư trú của những người thuộc làng Oymyakon ở Siberia, Nước Nga, thời tiết khắc nghiệt đến nỗi mặt đất bị đóng băng vĩnh viễn. Hiện chỉ có 500 cư dân sinh sống tại đây và nhiệt độ đã từng hạ xuống -68 o C vào năm 1933 – mức nhiệt thấp nhất được ghi bên ngoài Nam Cực.

Nhiệt độ thấp nhất trên thế giới được ghi lại là -89,2 o C tại trạm nghiên cứu của Nga ở Vostok, Nam Cực, vào năm 1983.

Từ năm 1600 đến năm 1814, nước Anh đã phải trải qua một “kỷ băng hà nhỏ”, gây hậu quả rất nặng nề, thời điểm đó, sông Thames bị đóng băng trong hai tháng. Lớp băng dày đến nỗi người dân London đã tổ chức Hội chợ, còn có sân trượt băng, sân bóng đá, cửa hàng và thâm chí có cả các quán rượu trên sân băng.

Nơi ẩm ướt nhất

Lượng mưa lớn nhất được trong một giờ được ghi nhận tại Holt, Missouri vào ngày 22 tháng 6 năm 1947 là 12 inches chỉ trong thời gian 60 phút.

Đồng thời, lượng mưa lớn nhất trong một ngày được ghi nhận trong FOC-FOC trên đảo La Reunion ở phía nam Ấn Độ Dương vào ngày 08 tháng 1 năm 1966, đã gây kinh ngạc vì đã đạt mức 71,8 inches trong 24 giờ.

Trong năm nay, làng Welsh, của Eglwyswrw, ở Pembrokeshire đã có 84 ngày mưa liên tiếp, đây được cho là mùa mưa dài nhất ở nước Anh trong 92 năm qua. Nông dân buộc phải để ngập úng do nước mưa và các quán rượu địa phương đã bị đóng cửa do lũ lụt.

Nơi khô hạn nhất

Nơi khô hạn nhất trên trái đất được khéo lép đặt tên là Dry Velleys (Thung lũng khô cằn), nằm ở Nam Cực, nơi đã có không có mưa trong gần hai triệu năm qua. Cách xa những vùng địa cực, vị trí khô nhất là sa mạc Atacama ở Chilê.

Nơi mưa đá lớn nhất

Những hạt mưa đá lớn nhất trên thế gưới được ghi nhận tại Gopalganj ở Bangladesh vào ngày 14 tháng 4 năm 1986. Nó nặng 2.25lbs (tương đương với 1,02kg) và được cho là kích thước của một chùm nho. Những cục mưa đá khổng lồ trút xuống với sức mạnh của một cơn bão gây thiệt mạng cho 92 người.

Nơi nhiều sấm sét nhất

Tại Hồ Maracaibo ở Venezuela có nhiều sét đánh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Cái gọi là Catatumbo Lightning, được đặt tên theo một dòng sông chạy xuống hồ, ở đây xảy ra các vụ sét đánh lên tới 260 đêm/năm và thường lóe ở tốc độ 200 lần/phút.

Nơi lốc xoáy mạnh nhất

Các cơn lốc xoáy khủng khiếp nhất trong lịch sử đã tàn phá huyện Manikganj ở Bangladesh vào ngày 26/4/1989. Nó trải rộng đến 1,5 dặm, với sức gió 217 dặm/giờ, làm thiệt mạng 1.300 người và bị thương 12.000 người.

Một cơn lốc xoáy khác có tên Tri-State, đã đổ bộ vào Missouri, Illinois và Indiana,Hoa Kỳ, vào ngày 18 tháng 3 năm 1925. Nó kéo dài ba tiếng rưỡi và di chuyển với vận tốc 219 dặm/giờ. Nó đã giết chết 695 người và làm bị thương 2.027 người khác và gây ra thiệt hại 12,5 triệu bảng Anh, tương đương với hơn 1 tỷ bảng theo thời giá hiện nay.

Một cơn bão lớn diễn ra vào năm 1703 thường được mô tả như là thảm họa thời tiết tồi tệ nhất xảy Anh, đã làm cho 15.000 người bị thiệt mạng. Hàng ngàn tòa nhà bị sập và mái dẫn của tu viện Westminster Abbey bị thổi bay. Ngay cả Nữ hoàng Anne đã phải nương náu trong một hầm rượu vang với những người hầu của mình.

PHƯƠNG HÀ (Theo Mirror)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/kham-pha-nhung-vung-dat-khac-nghiet-nhat-tren-the-gioi-a155340.html