Iraq mất niềm tin với Mỹ, quay sang sắm vũ khí Nga

Mặc dù Mỹ có nhiều vũ khí hiện đại, nhưng vì những điều khoản ràng buộc phức tạp nên Iraq đang dần quay sang Nga để mua vũ khí mới.

Vào tháng 10/2012, Thủ tướng Iraq Maliki đã ký một thỏa thuận với ập đoàn Rosoboronexport của Nga ước tính trị giá khoảng 4,2 - 5,0 tỷ USD. Thỏa thuận này bao gồm các gói mua hỗn hợp của 43 trực thăng tấn công Mi-35 (28) và Mi-28NE (15), cùng với 42-50 hệ thống phòng không tầm thấp SA-22 Pantsir.

Tổng chi phí có thể lên tới 4 tỷ USD nếu bao gồm các thỏa thuận hỗ trợ dài hạn rất rộng rãi như bảo trì vũ khí của Iraq, cho thấy đây sẽ là một ý tưởng hay. Các thỏa thuận lấp đầy một số lỗ hổng quân sự và chính trị quan trọng đối với Iraq và cuộc nội chiến toàn diện đang diễn ra ở đất nước này vào thời điểm đó.

Báo chí cũng đã thảo luận về máy bay chiến đấu MiG-29M2 hoặc xe bọc thép là những lựa chọn tiếp theo và cuộc khủng hoảng những năm gần đây ở Iraq, đã dẫn đến việc họ yêu cầu Nga bán số lượng hạn chế các máy bay hỗ trợ không quân tầm gần Su-25 được tân trang lại.

Các tin đồn được xác nhận cho thấy Iraq cũng đã yêu cầu Mỹ bán trực thăng AH-64 Apaches, thứ mà họ đã nhìn thấy sự hiệu quả của nó trong cuộc chiến Vùng Vịnh trước đó và cũng đang được sử dụng bởi các nước láng giềng như Saudi Arabia, UAE,…

Theo báo cáo, Mỹ đã cung cấp trực thăng tấn công AH-1Zs Viper cho Iraq và cuối cùng cung cấp AH-64D/E. Khi đó, Iraq đã đặt hàng Mi-28 và Mi-35 từ Nga và cuối cùng họ quyết định không đặt mua máy của Mỹ.

Thiết kế bọc thép dày của Mi-28NE gần giống với Apache hơn là với AH-1Z mới của USMC và biến thể NE cung cấp khả năng hoạt động cả ngày/đêm. Mi-35M là một biến thể hiện đại hơn của những chiếc Mi-24 mà lực lượng không quân Iraq đã từng sử dụng và nó là một thiết kế trực thăng tấn công lớn hơn nhiều với không gian bên trong cho 6-8 binh sĩ.

Điều đó làm cho nó trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho các lực lượng đặc biệt Iraq. Trực thăng Nga không thể sử dụng tên lửa AGM-114 Hellfire mà Iraq đã bắn từ máy bay AC-208 và trực thăng IA-407 mua từ Mỹ, nhưng pháo 23/30mm, rocket, tên lửa dẫn đường và các tùy chọn vũ khí khác do Nga cung cấp theo gói mua khiến chúng trở thành một lực lượng đáng gờm.

Việc mua lô vũ khí này đã biến Iraq trở thành một khách hàng xuất khẩu ban đầu quan trọng của Nga thời kì hậu Saddam Hussen. Có những sự bù đắp khác cho Iraq chính là chính trị. Không giống như Mỹ, Nga sẽ không chơi chính trị với sự ủng hộ và hỗ trợ hai mặt.

Dù chính quyền của Iraq bị phát hiện sử dụng những loại vũ khí mua từ Nga trong các cuộc đụng độ vũ trang chống người Kurd hoặc các nước láng giềng, khác thì Nga vẫn sẽ không cắt đứt quyền tiếp cận các bộ phận, bảo trì hoặc vũ khí liên quan của Iraq.

Đổi lại, Iraq phải chấp nhận một chuỗi cung ứng riêng biệt cho các bộ phận và vũ khí của Mi-28 NE và Mi 35M. Trước đó, Iraq đã mua 140 chiếc xe tăng M1 Abrams của Mỹ, nhưng nước này cần 1 số lượng nhiều hơn thế để bổ sung vào các tiểu đoàn còn thiếu của mình, một số dạng thiết kế của Nga hoặc Ukraine dường như có thể được lựa chọn.

Pháo binh là một điểm yếu nghiêm trọng khác của quân đội Iraq hiện tại và bất kỳ thỏa thuận nào về “xe bọc thép hạng nặng” cũng có thể nhằm khắc phục điểm yếu đó.

Nga có thể bán lựu pháo tự hành có bánh xích MSTA-S 152mm và 2S31 Vena là pháo cối tự hành 120mm trên khung gầm BMP-3. Hệ thống phóng tên lửa 9K57 Uragan (220mm) và 9K58 Smerch (300mm) gắn trên xe tải hạng nặng bọc thép cung cấp các lựa chọn pháo tầm xa hơn nếu Iraq quan tâm.

Máy bay chiến đấu, Iraq hiện đang sở hữu 18 máy bay chiến đấu F-16IQ, đây là loại máy bay tiêm kích của Mỹ bán cho Iraq gần tương đương với những chiếc F-16C/D mới của Ai Cập. Nhưng nước này cần gấp khoảng 4 lần con số đó để thực sự kiểm soát không gian của mình và Nga thực sự muốn xuất khẩu những chiếc MiG-29 này cho Iraq.

Những chiếc MiG-29M2 được hiện đại hóa là loại máy bay đa năng hoàn toàn và việc mua chúng sẽ loại bỏ sự phụ thuộc duy nhất của Iraq vào Mỹ đối với tài sản quan trọng này. Hiện nay, Pháp cũng đang muốn nhảy vào thị trường này cạnh tranh trong lĩnh vực bán máy bay chiến đấu cho Iraq.

Tuy nhiên, vào năm 2014 sự sụp đổ của chính quyền Iraq ở phía bắc và phía tây chống IS đã buộc họ phải mua lại khẩn cấp lô hàng gồm 5 máy bay Su-25 Frogfoot đã qua sử dụng của Nga cùng với sự hỗ trợ từ các cố vấn Nga đã đến vào tháng 6/2014. 7 chiếc khác được trả từ Iran khi các máy bay Su-25 của Iraq chạy sang Iran trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Su-25 là đối thủ đối của A-10, nó là loại máy bay phản lực hỗ trợ tầm gần được bọc thép và thiết kế cơ động nhanh trên chiến trường, có khả năng tấn công chính xác bom, đạn ở tốc độ thấp. Chúng được sử dụng trong Chiến tranh Afghanistan của Liên xô trước kia. Nguồn ảnh: Foxt.

Quang Hưng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/iraq-mat-niem-tin-voi-my-quay-sang-sam-vu-khi-nga-1651145.html