Huyện Tri Tôn (An Giang): Tiếng kêu cứu cần sớm có lời đáp!

Báo NB&CL số 41 ngày 7/10/2016 đã đăng bài viết “Hơn một thập kỷ giải quyết tranh chấp ở huyện Tri Tôn (An Giang): Hé lộ nhiều bất thường”. Sau khi báo đăng, PV đã nhiều lần liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND huyện để làm rõ những vấn đề mà người dân đã lên tiếng “kêu cứu”, nhưng đều bị… né tránh! Trong khi đó, qua điều tra, xác minh của PV, nhiều bất thường trong cách giải quyết của chính quyền nơi đây vẫn tiếp tục được hé lộ.

Năm 2005, sau khi được UBND huyện Tri Tôn ra Quyết định giải tỏa, bồi hoàn đất đểthực hiện dưạ́n cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộN1, ông Nguyễn Văn Mùi (SN 1951, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn – An Giang) đứng ra kê khai xin cấp GCN QSDĐ cho phần đất còn lại (nằm giữa phần đất trên và phần đất của ông đã chuyển nhượng cho UBND xã Vĩnh Gia làm tuyến dân cư vượt lũ), nhưng đến nay không được chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm vì phát sinh tranh chấp. Hơn 10 năm qua, các cấp chính quyền huyện Tri Tôn vẫn “đá bóng” trách nhiệm hòa giải theo kiểu “vận động”, khiến các hộ dân khổ sở trăm bề!

Điều bất thường là trong các buổi làm việc giữa ông Mùi với UBND xã Vĩnh Gia cùng các ngành chức năng huyện, ông Mùi đều bị“vận động” hiến 10m (ngang) đất để làm lối đi công cộng cho 6 hộ dân trên. Đáng nói, vị trí hiến đất lại nằm ngay nhà ông Mùi đang ở và ngay trước nền nhà bà Nhẫn.

Ông Mùi chỉ ngôi nhà của một hộdân xin cất nhờtrên phần đất của ông đang chờxin cấp GCN QSDĐ.

Ông Mùi bức xúc: “Đất tôi khai mở, một phần đã được chính quyền công nhận cặp lộ, phía sau thì UBND xã đã mua của tôi để làm tuyến dân cư, vậy hà cớ gì phần giữa đất của tôi lại không được công nhận. Nếu không phải đất tôi thì tại sao từ huyện tới xã lại vận động tôi hiến đất. Đất của tôi thì các hộ dân thương lượng chuyển nhượng lại như bao người khác, hoặc Nhà nước thu hồi và đền bù như quy định của pháp luật”.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Tây (ngụ cùng địa phương) là một ví dụ nữa. Theo ông Mùi cùng nhiều hộ dân phản ánh, ông Tây không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất nằm trong dự án nâng cấp Quốc lộN1 (phân đoạn xã Vĩnh Gia, gần nhà ông Mùi), nhưng vẫn được UBND xã “thừa nhận” hàng ngàn mét vuông đất chạy dài ngay mặt tiền Quốc lộN1 đến điểm mốc 30,5m theo quy định hành lang lộ giới của tỉnh. Do vậy, những hộ dân được phân bổ nền tuyến dân cư vượt lũ tính từ vịtrí 30,5m vào trong hiển nhiên không có mặt tiền. Từ đó, UBND xã Vĩnh Gia đã “ưu ái”, hỗ trợ rất đắc lực khi liên tục mời những hộ dân “thiếu” mặt tiền lên UBND xã “vận động” bỏ ra mỗi hộ vài triệu cho đến vài chục triệu để trả ông Tây mới được quyền sử dụng mặt tiền làm lối đi. Các hộ dân bức xúc, không chịu thì bị hăm dọa sẽ rào chắn lối ra. Năm 2010, hộ anh Nguyễn Văn Tài (ngụ cùng xã) phải “bồi hoàn” phần sân cho ông Tây 18 triệu đồng. Điều khó hiểu, tại biên bản thỏa thuận bồi hoàn trên do UBND xã Vĩnh Gia lập không hề đề cập diện tích là bao nhiêu, chỉghi nhận phần mặt sân giáp tuyến N1… Không chỉ vậy, dù phần đất này thuộc 30,5m hành lang lộ giới, nhưng biên bản lại còn ghi nhận: “Từ nay về sau diện tích đã nêu trên thuộc quyền sở hữu của anh Nguyễn Văn Tài và anh được đăng ký giấy QSDĐ (Quyền sử dụng đất – PV) theo luật định…”.

Về phía UBND huyện, ngày 27/10/2015 đã có Công văn số 1017/ VP-NC (CV 1017) giao Thanh tra huyện chủ trì phối hợp Phòng TN-MT, Phòng Kinh tế- Hạ tầng và UBND xã Vĩnh Gia xử lý hành vi ông Mùi bao chiếm đất công, xây dựng trái phép và tranh chấp đất với 6 hộ dân… Trong CV 1017 cũng có ghi hướng xử lý “vận động ông Mùi để lại phần đất ngang từ 6-10m…” và “Trường hợp ông Mùi không đồng ý thì xã Vĩnh Gia tiến hành hòa giải tranh chấp và hướng dẫn làm đơn gửi Tòa án (Phần đất chưa bồi hoàn không có cơ sở xác định là đất công)”.

Trước nội dung CV trên, ông Mùi phản biện: “Như vậy, ngay cả UBND huyện lúc này cũng thừa nhận đất tôi xin cấp Giấy chứng nhận đã “không có cơ sở xác định là đất công” – Vậy, UBND huyện dựa vào đâu để vận động tôi hiến đất? Còn đơn của bà Nhẫn cũng bị Tòa án huyện trả về từ tháng 3/2015 vì theo Tòa thì thẩm quyền giải quyết thuộc UBND huyện rồi còn gì!…”.

Để làm rõ những vấn đề trên, PV báo NB&CL đã liên tục liên hệ làm việc với UBND huyện Tri Tôn vàUBND xã Vĩnh Gia, nhưng lãnh đạo các đơn vị trên liên tục… né tránh!

Dư luận đặt câu hỏi: một vụ tranh chấp không phải quá phức tạp như trên, nhưng không hiểu vì sao các cấp, các ngành chức năng huyện Tri Tôn lại mất hơn một thập kỷ mà giải quyết vẫn chưa xong? Vì sao ông Tây được chính quyền địa phương “ưu ái” đến thế, còn ông Mùi lại bị giải quyết theo kiểu “đùn đẩy”, “vận động” hiến đất đến khó hiểu như vậy?!

Thiết nghĩ, UBND huyện Tri Tôn cần sớm có lời đáp tiếng kêu cứu của người dân!

Báo NB&CL sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

NGUYÊN PHÁP – PHÙNG HIỆU

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/tieng-keu-cuu-can-som-co-loi-dap/