Hòn đá tới từ quá khứ hé mở hướng đi tương lai cho loài người

Hòn đá với kích cỡ củ khoai tây đầy khiêm tốn đã thúc đẩy quá trình theo đuổi sự sống bên ngoài Trái Đất.

Hành trình của hòn đá này từ Sao Hỏa đến vùng đồng bằng băng giá ở Trái đất là một chặng đường dài. Khoảng 17 triệu năm trước, một tảng đá siêu to khổng lồ đã va chạm với sao Hỏa, tạo ra một lỗ hổng ở mặt bên của hành tinh này và làm văng ra vô số mảnh vụn khắp hệ mặt trời. Đống đổ nát đã lao đi với tốc độ hơn 5km/giây, thoát khỏi lực hấp dẫn của hành tinh đỏ và chạy trốn vào vũ trụ.

Được tìm thấy tại Allan Hills (Nam Cực) vào năm 1984, thiên thạch ALH84001 thực chất là một vẫn thạch hình thành Sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm. Trong một vụ va chạm lớn xảy ra cách đây khoảng 17 triệu năm, một số lượng lớn vẫn thạch trên bề mặt của Sao Hỏa đã văng ra ngoài không gian, trong đó có thiên thạch ALH84001.

Sau khi "lưu lạc" khoảng vài triệu năm trong Thái dương hệ, thiên thạch ALH 84001 đã rơi xuống Nam Cực cách đây 13.000 năm. (Ảnh: Emagazine)

Theo các nhà khoa học, thiên thạch ALH84001 được coi như là "cỗ máy thời gian" , lưu trữ các bằng chứng về thời kỳ sơ khai của Sao Hỏa cách đây hàng tỷ năm. Vào thời điểm đó, nước hay thậm chí là các dấu hiệu của sự sống có thể đã xuất hiện trên Sao Hỏa. (Ảnh: Emagazine)

Để chứng minh điều này, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện trên thiên thạch ALH84001 kể từ năm 1984 cho tới nay. Tuy nhiên, quá trình phân tích cho thấy ALH84001 đã bị nhiễm các vật chất từ tuyết và băng của Nam Cực, khiến cho việc xác định các hợp chất hữu cơ thuộc về thiên thạch này trở nên khó khăn.(Ảnh: Emagazine)

Song mới đây nhất, với sự giúp sức của các loại kính hiển vi điện tử tiên tiến nhất, các nhà khoa học cuối cùng cũng đã xác định thành công được một số hợp chất hữu cơ như nitơ có nguồn gốc từ Sao Hỏa trên thiên thạch ALH84001.(Ảnh: Emagazine)

Hòn đá tới từ quá khứ này đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh vật học vũ trụ, thôi thúc mọi người săn tìm sự sống bên ngoài Trái đất, điều mà ngày nay người ta vẫn cảm nhận được khi tàu thám hiểm Perseverance của NASA đi dạo quanh trên bề mặt Sao Hỏa. (Ảnh: Emagazine)

Ngày nay, Perseverance vẫn đang mải miết đi quanh một miệng núi lửa cổ xưa trên sao Hỏa có tên là Jezero, từng là nơi tọa lạc của một hồ nước lớn. Xe tự hành được trang bị một bộ dụng cụ để khoan vào đá và lưu trữ các mẫu trong các viên nang bằng titan. (Ảnh: Emagazine)

Việc thu thập này, theo một số cách, là phần việc dễ dàng nhất. Kể từ tháng 9 năm nay, tàu thám hiểm đã thu thập nhiều mẫu và lưu trữ chúng trong dạ dày cơ học của nó.(Ảnh: Emagazine)

Tuy nhiên, đưa các mẫu vật về Trái đất lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trong vòng một thập kỷ tới, NASA hy vọng xe tự hành sẽ đưa những viên nang đó lên khỏi bề mặt sao Hỏa và một phương tiện tự hành khác, hiện chưa được chế tạo, sẽ nhặt chúng lên, đưa tất cả vào bên trong một tên lửa và phóng chúng trở lại Trái đất vào đầu những năm 2030.(Ảnh: Emagazine)

Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học đầu tiên mở các viên nang được chuyển về trực tiếp từ sao Hỏa hiện đang ngồi trong các lớp học cao trung.(Ảnh: Emagazine)

Những con người trong tương lai, sẽ lại tỉ mỉ chọc ngoáy vào những mảnh đá lấy từ lòng hồ khô cạn trên sao Hỏa, cũng sẽ là những người đầu tiên nghiên cứu các mẫu đất đá nguyên sơ đến từ hành tinh khác.

Xem thêm video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa (Nguồn: VTC14).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hon-da-toi-tu-qua-khu-he-mo-huong-di-tuong-lai-cho-loai-nguoi-1780864.html